Monday, April 21, 2014

• Em về hát ngọn dáo đâm (Gửi ca sĩ Khánh Ly) - Nguyễn Bá Chổi

Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ ) Sau ngày Kách Mạng mê mẫn Đồng US Đô rồi ôm khư lấy đó như buà hộ mệnh và úm ba la biến “bọn đĩ điếm ma cô bám gót đế quốc Mỹ” hôi hám xấu xa thành

( HNPĐ ) Sau ngày Kách Mạng mê mẫn Đồng US Đô rồi ôm khư lấy đó như buà hộ mệnh và úm ba la biến “bọn đĩ điếm ma cô bám gót đế quốc Mỹ” hôi hám xấu xa thành “khúc ruột ngàn dặm không thể tách lià” xinh đẹp ngát hương, một số nghệ sĩ “tỵ nạn CS” cũng “sương sương” thương quá Việt …Cộng , trở về ca hát hoặc làm hề.





Mỗi lần tình cờ bị đập vào mắt bản tin các cậu/ cô/ anh/ chị/ ông/ bà/cụ ca hề sĩ ấy “hành sự”như thế, tôi đã không mảy may một thoáng bận tâm. Không bận tâm chẳng phải vì tôi dám xem đó là việc của hàng “xướng ca vô loại”, như thói đời xưa nay hạ mục; tôi không bận tâm, là bởi biết mình đang được hưởng đầy đủ tự do thì cũng phải tôn trọng quyền nhân bản thiêng liêng ấy của kẻ khác.

Nhớ lại cách đây khoảng hai năm, khi có tin Khánh Ly về Việt Nam hát vào quảng Tháng 11, tôi đã không phản đối mà còn “hy vọng”, biết đâu được, “Khánh Ly đứng trên sân khấu giữa thủ đô Hà Nội, miệng hát bụng cười thầm: “Bà là sản phẩm chính hiệu con nai vàng của “văn hóa đồi trụy” đây này. Bà đang về đây hát cho “Cách mạng” thưởng thức nhạc “Ngụy” mà lâu nay phải nghe lén”. 

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/khanh-ly-noi-vong-tay-lon.html

Ấy vậy mà hôm nay, đang trong tâm trạng u uẩn Tháng Tư Đen, thấy trên báo mạng loan tin Khánh Ly về “hát cho người mua vui” giữa Tháng Năm còn tanh mùi “bàn tay rướm máu anh em” trong đó có máu người yêu nhất của Khánh Ly, tôi giật mình đau nhói, như bị một cú dáo nhọn đâm thấu tâm can.

Từ sau biến cố Tháng Tư 1975, ai cũng biết Tháng Năm, cho đến nay tuy đã 39 năm và miệng hô hào “hoà giải hoà hợp, vẫn tiếp tục là mùa lễ hội của phe chiến thắng. Hội thảo, tiệc tùng ,cờ phướn, khẩu hiệu, băng rôn, báo đài, phim ảnh, kịch trò, ca hát v.v... đều nhắm vào mục đích tung hô “đại thắng mùa xuân”, và tiếp theo, cũng trong tháng Năm, là “mừng sinh nhật bác Hồ”ngày nay đã hiện nguyên hình là là tên già dâm tặc hại dân bán nước, nguồn cơn băng hoại truyền thống dân tộc đạo lý tổ tiên.

Người ta vui thì người ta ca, người ta mừng; không ai có quyền cấm cản. Kẹt một nỗi là cùng một ngày đó, bên “hàng triệu người vui lại có hàng triệu người buồn”, như lời thú nhận của một “người vui” là ông cố Thủ tướng CS Võ Văn Kiệt, cái vui của “người vui” lại chính là nỗi đau nhục của “người buồn” trong đó có Khánh Ly.

Để cho “người vui” càng được vui một cách có lý do chính đáng , “người buồn” lại càng bị “người vui” tận tình chiếu cố. Những lời đường mật như “hoà hợp hoà giải, khúc ruột ngàn dặm, máu của máu Việt Nam không thể tách rời ..” tạm thời miệng khép, để nhường chỗ cho “Tội ác mỹ ngụy” được lôi ra xào đi xáo lại ,chế biến thêm thắt cho mỗi năm một mới lạ món“đặc sản” ngày càng vắng khách giữa chốn sơn đông mãi võ. Tội ác Mỹ Ngụy hay là tội ác Hán Ngụy thì thời gian 39 năm đã soi sáng rõ ràng đen trắng trước con mắt lương thiện, chứ không phải bằng phán quyết bởi những “phiên toà lưu manh, ô nhục, có một không hai”. Thiết nghĩ khỏi cần phí công giải bày đen trắng nơi đây.

Hôm nay đọc bản tin và nhìn hình Em trên trang web, tự dưng tôi thấy màn hình computer nhoà đi bởi những dòng nước quyện với máu. Nước mắt Em đã đổ xuống bao lần khi Em hát cho “người vừa nằm xuống”; Em hát cho “người tình không chân dung”; Em hát “kỷ vật cho em”; Em hát cho “người chiến sĩ vô danh” ; Em hát cho “Sài Gòn, ta mất người như người đã mất tên” ...và Máu của hàng triệu sinh linh hai miền Nam Bắc đã đổ xuống vì tham vọng của một lũ điên.


 


“Tham vọng của một lũ điên”! Viết đến đây tôi sực nhớ trong một bài hát nào đó của Trịnh Công Sơn có những lời:

"Hãy sống dùm tôi
Hãy nói dùm tôi
Hãy thở dùm tôi
thịt da này dành cho thù hận , cho tham vọng của một lũ điên ."

Chắc Em vẫn còn nhớ “lũ điên” của “anh Sơn” hiền khô, ngày xưa vẫn để cho Em hát thoải mái. Lũ điên ngày nay, vẫn thù hận ấy và tham vọng còn lớn lao hơn, nhưng qủi quái gian manh sẽ không cho Em hát những bài hát đã làm nên đình đám tên người viết lẫn người hát.

Em cũng thừa biết, “lũ điên” ngày nay điên mà không điên. Chúng rất tỉnh táo trong việc lựa chọn những bài hát có lợi hoặc không đụng chạm đến“cách mạng”, ưu tiên sẽ là những sáng tác của sau 1975, nói là nhạc của Trịnh Công Sơn, nhưng hồn đâu còn là “anh Sơn” của Em ngày nào.

“Em ra đi nơi này vẫn thế”. “ Vẫn thế” là “vẫn thế” nào được khi Kách Mạng vào, Sơn chạy lăng xăng lên radio hát “nối vòng tay lớn” giữa lúc dân Sài Gòn trong đó có Khánh Ly nhốn nháo tìm đường xuống biển.

Nhưng chẳng được bao lâu, thay vì “ khi hết chiến tranh ..tôi sẽ đi thăm ..trẻ thơ hát đồng dao …”, Sơn phải chạy về Huế trốn “Cách Mạng”, và sau đó “được” đi trồng mía trồng khoai ở những vùng mìn bẫy chưa được tháo gỡ.

Chỉ cần nghe/đọc cái tựa những bài hát viết sau 1975 như “Em còn nhớ hay em đã quên”, “Như một lời chia tay”, Tình khúc Ơ Bai”, những người từng hâm mộ TCS, đã thấy oải . Điều này chứng tỏ rõ ràng mà không cần “giải phóng lâm sàng”: “anh Sơn” của Ly đã “bị phỏng ..hai hòn” rất nặng . Thế thì làm sao lại “em ra đi, nơi này vẫn thế” như Sơn hát được, phải không Em.

Em hát mua vui cho người hay mua vui cho chính bản thân, tôi không có quyền gì để phê phán việc Em làm. Tôi chỉ chạnh lòng khi liên tưởng đến con chim bị nhốt trong lồng nhưng nó tự do cất tiếng hót bất cứ khi nào và hót thứ gì, trong khi con người đang hưởng hoàn toàn tự do lại xin vào rọ để chỉ hát được những bài ca nhà cầm quyền mà Em đã kinh hoàng tháo chạy cho phép.

Em về để kết thúc sự nghiệp nơi mình bắt đầu. Nếu tôi nhớ không lầm, Em đã bày tỏ khát vọng của Em đại khái như thế. Em đã bắt đầu sự nghiệp một cách có thể nói là tốt đẹp nhưng đi tìm kết thúc ở tuổi “cụ hát cho cháu nghe” (Jo Marcel), với tiếng hát “..nay đã phều phào"(Tuấn Khanh) liệu Em có tự tin quá chăng, rằng khán thính giả Hà Nội không vỡ mộng Trương Chi.

Thêm một điều nữa là người ta đồn rằng, dân Hà Nội không “bị”dễ tính như dân Sài Gòn trong việc thẩm âm. Lâu nay họ “mê” tiếng hát Khánh Ly là mê tiếng hát Khánh Ly qua những băng đĩa nhạc hầu hết thu lại tiếng Em hát thời “vàng son” và được kỹ thuật âm thanh tối tân đãi lọc và phong phú hoá thêm hơn. Em không thấy sao cái gương bà ca sĩ đàn chị của Em về tuổi tác lẫn danh tiếng trước đây về Hà Nội hát đã để lại cho báo chí ở đây nguồn “nản” hứng viết lên nỗi thất vọng của khán thính giả từng hăm hở với “thần tượng” ?

Hay là Em thừa biết những điều bất thuận lợi như thế nhưng vẫn quyết ra đi “vớt hoa dưới đất, bẻ hoa cuối mùa”(Nguyễn Du)?....

Em hỡi, đây tôi là một trong những người chiến sĩ bại trận đang mang trên mình thương tích thể xác lẫn tâm hồn. Tôi đọc tin Em“... về biểu diễn ở Hà nội Tháng Năm” để ca hát cho “triệu người vui” bên nỗi nhục nhằn tủi hận của bao đồng đội và triệu đồng bào tôi là “hàng triệu người buồn”, mà tê tái buốt nhức tâm can.Như một lần nữa máu tôi lại đổ, nhưng lần này không phải do đạn địch, mà vì:

Tháng Năm, Em về hát cho giặc mua vui giữa muà quốc hận,

Tháng Năm, từ đất nước người cho Em “tỵ nạn CS” dung thân, Em trở về hát cho giặc mua vui giữa mùa Quộc Hận, muà cách đây 39 năm, người tình yêu dấu nhất của Em, Trung tá Đỗ Hữu Tùng, Lữ Đoàn Phó 258 TQLC /VNCH hy sinh vì đạn pháo kích tại bờ biển Đà Nẵng; còn Em thì tìm đường đào thoát để ngậm ngùi hát mãi về Sài Gòn đã mất tên, Người di tản buồn .

Em về hát như ngọn dáo đâm vào hàng triệu người Việt Nam lâu nay thương mến Em . Và không chừng, Em đang tự đâm vào chính mình Em.
Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ )



Khánh Ly: Đa đoan một kiếp cầm ca

Lời BBT: Như đã được biết Việt Cộng đã cấp giấy phép cho ca sĩ Khánh Ly hát tại Hà Nội vào ngày 9-5 sắp tới đây, mọi sự đã chuẩn bị, chỉ còn chờ Khánh Ly xuất hiện tại phi trường Việt Nam. Trong khi đó, báo CAND hôm thứ bảy, 19-4, đã đăng tải bài viết với giọng điệu mỉa mai, moi móc về cuộc đời cá nhân Khánh Ly, để rồi cuối cùng VC có thế kết luận: “Đúng là nồi nào úp vung nấy. Đáng tiếc cho danh ca của một thời”.
Chuyến đi Việt Nam kỳ này của Khánh Ly không những bị người Việt tỵ nạn chỉ trích, mà còn bị VC trong nước bôi nhọ. Đây sẽ là cái số nếu Khánh Ly bước chân lên phi cơ.
Dưới đây là bài đăng lại từ báo CAND.
Khánh Ly hát hay, Khánh Ly nổi tiếng, nhưng cuộc đời thì sao? Câu trả lời là: Tài hoa cũng lắm, đa đoan cũng nhiều! Tài hoa thì do thiên phú. Còn đa đoan thì hầu như do Khánh Ly chọn lựa.
Khánh Ly là nghệ danh được ghép từ tên của hai nhân vật lừng lẫy trong truyện “Đông Chu Liệt Quốc”: Khánh Kỵ và Yêu Ly. Nhưng xem ra, cách sống và xử sự của Khánh Ly chẳng giống chút nào với hai con người khí khái này.
Chào đời tại Hà Nội vào năm đói Ất Dậu (1945), tên cúng cơm của Khánh Ly là Nguyễn Thị Lệ Mai, bạn bè thương gọi là “Mai Đen”. Được trời ban cho một chất giọng đặc biệt, 9 tuổi Khánh Ly đã bước lên sân khấu tham gia một cuộc thi ca hát với ca khúc “Ngây thơ”, nhưng chẳng nhận được một thứ hạng đáng kể nào cả. Năm 1956, sau khi theo gia đình vào định cư tại Đà Lạt, Khánh Ly đã tham gia cuộc thi hát nhi đồng, do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức tại Sài Gòn. Với nhạc phẩm “Ngày trở về” của Phạm Duy, Khánh Ly đoạt được giải nhì. Mãi đến năm 1962, Khánh Ly mới thật sự bước vào đời ca hát chuyên nghiệp tại phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Chưa có tiếng tăm gì, khó cạnh tranh, chỉ một thời gian ngắn, Khánh Ly phải quay về Đà Lại hát cho một vài hộp đêm tại đó.
Mãi đến năm 1967, Khánh Ly mới thật sự nổi tiếng. Cô nhanh chóng chinh phục được người nghe bằng dòng nhạc của Trịnh Công Sơn, trở thành một trong ba giọng ca nữ hàng đầu của Sài Gòn thời đó, theo thứ tự là Thái Thanh – Lệ Thu – Khánh Ly. Năm 1968, cô đứng ra thành lập hội quán Cây Tre ở số 2bis Đinh Tiên Hoàng, Đakao, thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và thanh niên, sinh viên, học sinh tìm đến.
Hội quán Cây Tre tuy rất nổi tiếng nhưng không có hiệu quả về kinh tế. Đến năm 1972, Khánh Ly trở thành bà chủ phòng trà cùng tên (Khánh Ly) tại số 12 – 14 đường Tự Do (Đồng Khởi). Nhưng tiền của kiếm được bao nhiêu, hầu như Khánh Ly đều nướng sạch vào những canh bạc thâu đêm suốt sáng, thường xuyên tổ chức tại phòng trà cũng là nơi ở của mình. Tại địa chỉ này, Khánh Ly còn tập họp một số “bằng hữu” toàn là những tay anh chị khét tiếng trong đám sĩ quan người nhái, có mặt hằng đêm, như: Phong Nhái, Chánh Râu, Chất Lựu Đạn… Đám giang hồ áo lính này coi phòng trà Khánh Ly như trụ sở, từ đó bung ra đi thu tiền bảo kê hầu hết các vũ trường, snack bar, night club khắp trung tâm Sài Gòn, rồi quay về “trụ sở Khánh Ly” chia chác chiến lợi phẩm. Hai món cờ bạc mà Khánh Ly say mê nhất là xì phé và xập xám. Dường như câu nói cửa miệng của dân đổ bác: “Tiền xâu, đánh đâu, thua đó” đã hoàn toàn ứng nghiệm vào cuộc đỏ đen của Khánh Ly.
Tài danh có thừa, nhưng đời ca hát của Khánh Ly không chỉ toàn vinh quang, mà cũng có khi lắm nỗi nhục nhằn. Năm 1973, Khánh Ly tổ chức một chương trình ca nhạc tại Đà Lạt. Nhiều ngày trước đó, người ta thấy trên những băng rôn quảng cáo có nhiều tên tuổi ca sĩ nổi tiếng. Thế là khán giả nô nức đến xem, vé đã được bán sạch sành sanh. Vậy mà xuyên suốt chương trình, chỉ có Khánh Ly và Ngọc Minh thay nhau bao hết. Ngoài ra không có một ca sĩ nào khác. Cho là mình bị lừa, khán giả bắt đầu la ó, rồi tràn lên sân khấu đập phá. Khánh Ly phải chui ván sàn thoát thân. Ngày hôm sau, một tờ nhật báo tại Sài Gòn đã đưa tin với tựa đề giựt gân “Khánh Ly chui lỗ chó chạy trốn tại Đà Lạt”. Khánh Ly cay lắm, nhưng đành ngậm bồ hòn.
Dân văn nghệ Sài Gòn trước năm 1975, thảy đều biết rằng Khánh Ly rất kỵ Lệ Thu, chỉ vì con gà ganh nhau tiếng gáy. Dạo đó nhiều bầu sô và người làm chương trình đến mời Khánh Ly tham gia, đều bị hỏi một câu: “Có Lệ Thu không? Có bà ấy là không có tôi!”. Một lần, nhân dịp họp mặt khóa 10 trường Võ bị Đà Lạt được tổ chức tại hồ nước trong khuôn viên Tiểu đoàn 61 Pháo binh, tại Gò Vấp (nay là UBND quận Gò Vấp), người làm chương trình cố tình sắp xếp cho Lệ Thu hát mở màn và Khánh Ly hát phần sau để tránh cho hai người gặp nhau. Chẳng may, sau khi hát xong, thay vì về sớm thì Lệ Thu lại được tướng Lê Minh Đảo mời ngồi lại đến mãn tiệc. Khi đến nơi, thoáng thấy Lệ Thu, Khánh Ly lập tức bỏ hát quay về. Người làm chương trình hết lòng nài nỉ, nhưng Khánh Ly vẫn không đổi ý: “Anh nói với tôi là không có Lệ Thu, tôi mới nhận lời. Tôi đã nói trước với anh rồi, có Lệ Thu là không có tôi”.
Có một dạo, dư luận xã hội đồn ầm lên rằng, chất giọng được mệnh danh là “giọng hát ma túy” của Khánh Ly có được là do chơi thuốc phiện. Kỳ tình “Mai Đen” không hề dính líu tới ả phù dung. Nhưng một lần, Khánh Ly đi từ Sài Gòn lên Thủ Đức trên một xe du lịch với một ông cò Cảnh sát. Khi đi ngang qua lãnh địa của một ông cò khác, thuộc phe đối nghịch, xe bị chặn lại khám xét. Mở cốp xe ra thì thấy một bàn đèn để hút thuốc phiện. Tuyệt nhiên, thuốc phiện thì không thấy. Khánh Ly nhận là của mình, nhưng cho đó chỉ là vật trang trí. Vậy là hôm sau, đi đâu cũng nghe người ta bàn tán việc Khánh Ly hút xách một cách sôi nổi với những tình tiết được thêm mắm, thêm muối thật hấp dẫn.
Khánh Ly có vóc dáng mình hạc xương mai, phảng phất nét liêu trai chí dị. Khuôn mặt dễ nhìn, không thuộc loại “hồng nhan”, nhưng đường tình ái cũng rất “đa truân!”. Thuở mới thành danh, Khánh Ly gá nghĩa vợ chồng với một tay chơi, có cái biệt danh kèm theo tên cúng cơm rất ấn tượng: “Minh Đĩ”. Anh chàng này vốn con nhà giàu, có bà chị lấy chồng là một đại tá không quân. Nhờ vào tiền của và thế lực của ông anh rể, Minh Đĩ chui vào làm lính kiểng với cấp hàm trung sĩ, thuộc binh chủng không quân, để tránh ra trận. Được hai mặt con thì Khánh Ly và Minh Đĩ ca bài chia tay. Chẳng bao lâu, Khánh Ly lấy Mai Bá Trác, một Đại úy biệt kích, khi ông ta đang làm trưởng trại Lực lượng đặc biệt (LLĐB) Thiện Ngôn ở biên giới Tây Ninh. Thời đó mà được làm trưởng trại LLĐB là coi như trúng số. Dưới quyền, có từ 4 đến 5 Đại đội biệt kích quân, phần lớn là người Miên và dân tộc thiểu số. Thứ lính này không có số quân, do Mỹ trang bị và trả lương. Mỗi đại đội chỉ cần vài chục lính ma, lính kiểng là mỗi tháng, sau khi chia chác cho đàn em, trưởng trại dễ dàng đút túi cả chục cây vàng. Cứ tưởng tượng, lúc bấy giờ ông Trác đã sắm xe du lịch Mustang, để sẵn ở Sài Gòn thì đủ biết. Tháng nào, ông ta cũng về ăn chơi xả láng, tiêu tiền như nước, nên dễ dàng chinh phục được Khánh Ly.
Sống với Mai Bá Trác có một mặt con thì năm 1972, nhân một chuyến đi hát tiền đồn để úy lạo binh sĩ, Khánh Ly gặp Đỗ Hữu Tùng, Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Thủy quân lục chiến. Bị ngay một tiếng sét ái tình, dù trai đã có vợ, gái đã có chồng, họ vẫn rất say đắm nhau. Tuy là mối tình “ngoài luồng” nhưng hầu hết những ai quen biết hai người trong cuộc đều xác nhận đây là một đôi nhân tình rất xứng đôi, vừa lứa về mọi mặt. Bây giờ, Tùng đã thành người thiên cổ. Ông ta tử trận tại bãi biển Đà Nẵng năm 1975, nhưng Khánh Ly vẫn tâm sự với bạn bè thân thiết, rằng Tùng là người mà Khánh Ly yêu thương nhất đời.
Sau tháng 1975, trên bước đường di tản, định mệnh đã xui khiến Khánh Ly gặp Nguyễn Hoàng Đoan, người chồng đang sống với Khánh Ly từ đó cho đến nay. Nhiều người đã tỏ ra tiếc cho Khánh Ly, vì có một người bạn (cuối cùng) đời thuộc loại văn dốt, võ dát dù ông ta mang danh là một nhà báo của làng báo Sài Gòn cũ. Nguyễn Hoàng Đoan chỉ thật sự được nhiều người biết đến từ khi sang Mỹ và trở thành “ông Khánh Ly”.
Từ năm 1972 cho đến ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, Nguyễn Hoàng Đoan thất nghiệp. Không một tờ báo nào nhận ông ta vì khả năng viết lách thì yếu kém nhưng lại giỏi ăn tạp. Ông ta đã có vợ và 2 con gái, nhưng Nguyễn Hoàng Đoan lại sống vô trách nhiệm. Chính xác, Đoan lo thân mình còn chưa xong, lấy đâu ra để lo cho vợ con. Không chu toàn được cơm áo, Đoan cũng chẳng là chỗ dựa tinh thần cho con cái. Suốt ngày, ông ta thường xuyên có mặt chầu rìa tại sòng bài Ba Hóa ở khu vực nhà thờ Huyện Sĩ. Dần dà, ông ta tán tỉnh được cô con gái của chủ sòng bài khét tiếng này, để trở thành một “đấng trai bao”! Thời gian rảnh, Đoan thường xuyên có mặt tại hai động chứa gái hạng sang. Một ở trên đường Huỳnh Tịnh Của và một tại villa số 11, đường Đặng Đức Siêu (nay là Nam Quốc Cang) để kiếm ăn và chơi lụi.
Sang Mỹ, chẳng có nghề ngỗng gì, nên Đoan phải bám váy Khánh Ly. Việc hát xướng của Khánh Ly tại hải ngoại cũng không đều đặn, thu nhập cũng chẳng là bao, đời sống cũng khá chật vật. Nguyễn Hoàng Đoan đã “tham mưu” cho Khánh Ly cách làm mình, làm mẩy và lật lọng với các bầu show. Ai mời đi hát ở đâu đó, dù rỗi rảnh, Khánh Ly vẫn hô hoán: “Chết rồi, chị trót nhận lời hát cho một người quen, lỡ nhận tiền trước rồi!”. Nếu như đối tác tiếp tục năn nỉ, Khánh Ly sẽ dở chiêu đòi tăng giá vào giờ chót, lật bài ngửa: “Vậy thì em trả thêm cho chị chút đỉnh!”. Cô thường đồng ý tham gia chương trình để bầu show quảng cáo tên tuổi ì xèo.  Kề ngày diễn, Khánh Ly đột ngột đòi tăng giá từ 3.000 lên 5.000 USD mới có mặt. Thế là bầu show phải đắng cay ngậm quả bồ hòn. Giới bầu show hải ngoại đã đặt cho Khánh Ly hai biệt hiệu rất lẫy lừng: “nữ hoàng nâng giá”, và “ca sĩ xù show”. Ngay cả nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng không được Khánh Ly nể mặt. Cay đắng đến độ, trước khi qua đời, người nhạc sĩ tài hoa này đã trăn trối với vợ con: Cấm cửa, không cho Khánh Ly đến viếng!
Tháng 5/2000, Khánh Ly có về Việt Nam thăm gia đình. Quay lại Mỹ, Nguyễn Hoàng Đoan và Khánh Ly, kẻ xướng, người họa, nửa úp, nửa mở: “Việt Nam mời tôi về hát với catse 2 triệu USD. Nhưng chắc không có chuyện đó với tôi”. Chẳng cần truy cứu hư thực, mới nghe ai cũng đã phì cười, bởi sự bịa đặt hết sức ấu trĩ của “nữ hoàng nâng giá”.
Đúng là nồi nào úp vung nấy. Đáng tiếc cho danh ca của một thời.
Đoàn Thạch Hãn

KHÁNH LY VÀ NGHỊ QUYẾT 36


Bà già 7 bó Khánh Ly sẽ đi Việt Nam hát cho Việt Cộng nghe vào tháng 5 tới tại Hà Nội.
Tôi còn nhớ mấy năm trước đây tôi có nghe những bản nhạc do bà Khánh Ly hát thật xúc cảm như :

1. 1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước vì Ghê Sợ Cộng Sản http://www.youtube.com/watch?v=L8ERP776IfM

2. Đêm Chôn Dầu Vượt Biển
https://www.youtube.com/watch?v=6DYFdXfxMjs

3. Khánh Ly Một Lần Miên Viễn Xót Xa
https://www.youtube.com/watch?v=7xNNu2-Q53w

4. SÀI GÒN VĨNH BIỆT
https://www.youtube.com/watch?v=Q6adxJRteOM

Trong bài ” Sài Gòn ơi vĩnh Biệt ” tôi có nghe ca sĩ Khánh ly ca một đoạn là ” tôi sẽ hứa là tôi sẽ về….” Quả thật, bà đã dồn hết mọi nổ lực để mở con đường về VN….Và tôi còn có nghe bà tâm sự:

“Cũng như mọi người tôi mơ ước được trở về VN, được hát tại VN, hát một cách tự do trên cã 3 miền, tuy nhiên có nhiều cách để về ; về như thế nào? về để làm gì? có nhiều cách lắm…. Ngày xưa khi đi tôi đã cùng mấy trăm ngàn người đi,, tất cã mọi người cùng đi…. Thì bây giờ khi nào tất cã mọi người cùng về, tôi sẽ về, điều đó chắc chắn….” Trích nguyên văn lời Khánh ly (Xem KL nói trong đoạn cuối trong clip Video nầy  
https://www.youtube.com/watch?v=2pL-YRYMGdk

Nhưng mấy ngày gần đây, trước tin bà Khánh Ly sẽ có những buổi trình diển tại Hà Nội trong những ngày tháng sắp tới, làm tôi một người trẻ hải ngoại, cũng từng là người mến mộ người ca sĩ tài danh nầy trong nhiều năm trước đã phải ngậm ngùi, hối hận vì đã thần tượng người ca sĩ nầy trong nhiều năm qua. ” BÉ CÁI LẦM “, phải nói là một sự ngạc nhiên quá lớn đến với tôi, không ngờ bà lại vô liêm sĩ tới mức đã “nhổ nước bọt ra rồi liếm lại”. Ngoài ra trước bà KL còn có những ca sĩ khác như:


Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Vân Sơn, Hoài Linh, Kim Anh, Elvis Phương, Quang Lê, Phạm Duy, Duy Quang, Chế Linh, Phi Nhung, Bằng Kiều, Đức Huy, Khánh Hà, Ý Lan, Thái Châu, Sơn Tuyền, Giao Linh, Phương Dung… cũng đã tìm về tổ ấm do cộng sản thiết kế theo tinh thần nghị quyết 36.  nguồn từ 
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/157-157).

Sao lại có quá nhiều văn nghệ, ca sĩ thật đáng khinh như vậy ? Chắc họ chưa quên, những ngày chập chững bước chân lên quê hương thứ hai, họ đã từng khai báo với quốc gia thứ hai nầy là tôi đến đây NẠN CỘNG SẢN, và được hưởng quy chế TỊ NẠN CHÍNH TRỊ của nước nầy. Nhưng bây giờ vì nuốt bã NQ 36 của vc, quay lưng lại 360 độ với những gì mà mình đã từng khai báo với nước tạm dung.

  • Ngày xưa nền đệ nhất cộng hoà của miền nam đã bị những sư sải cộng sản và đám sinh viên học sinh cộng sản như Huỳnh Tấn Mẫm, Lế hiếu Đằng đâm sau lưng người Việt quốc gia. 
  • Nay thì những văn nghệ, ca sĩ từng bất chấp mạng sống để rời VN sau ngày 30.4.1975, lại quay lưng lại đâm từng nhát dao vào lưng cộng đồng tị nạn hải ngoại.

Họ quên rằng trong quá trình được lên làm người phải mất thời gian khá lâu, tu chín kiếp mới được làm thân phận tị nạn chính trị tại các nước văn minh trên thế giới…

Từ vuợn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn chỉ có năm mươi vạn tiền đô*

* Giá cát xê cho ca sĩ Khánh ly về ca ở VN lần nầy là 50.000US$.

ĐỊNH HƯỚNG CUỐI ĐỜI CỦA CA SĨ KHÁNH LY: ” QUYẾT ĐI THEO TIẾNG GỌI 36/NQ-TW “ 
http://www.mofa.gov.vn/vi/vd_quantam/ns041215094700

Một video ngắn cho thấy ba nhân vật cộng đồng “nổi cộm” ở hải ngoại: Ông Tô văn Lai, cựu giáo sư, chủ trung tâm băng nhạc Paris by Night, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên và ca sĩ Khánh Ly đã xuất hiện trong buổi chiêu đãi của cán bộ Việt cộng Trần huy Sơn Phó Lãnh sự Đặc trách thương mại, Lãnh sự quán VC ở San Francisco tại Hungtington Beach. Truy nguyên nguồn gốc, thì Clip Video nầy đã ghi lại việc xãy ra từ ngày 19/12/2009. Mãi gần một năm sau, ngày 22/11/2010, ông Ngô Kỷ phát giác ra việc nầy và dã công bố cho đồng bào biết
http://www.youtube.com/watch?v=xKGmNIHXEAo

Xem Clip Video nầy, người ta thấy ông Tô với cái trán hói bóng lưỡng, đang hể hả cười nói toe toét với các em cán bộ vẹm, vừa ăn uống nhồm nhoàm. Em Xi Kỳ Duyên trong bộ váy màu đen hở ngực. Còn ca sĩ Khánh Ly thì rất ngây thơ bản lẻn như một cụ bà mới chớm được yêu lần đầu, ỏn ẻn nói rằng “tưởng hôm nay không được hát” (phục vụ) nên em ăn mặc không được chỉnh tề (?)

Sau cuộc tiếp xúc với các cán bộ vc kể trên, Khánh Ly đã được nuớc CHXHCNVN cấp giấy phép số 691/NTBD-PQL do Cục Nghệ thuật Biểu diễn có ghi: cho phép Nguyễn Lệ Mai, tức Khánh Ly được về Việt Nam biểu diễn, tham gia biểu diễn nghệ thuật trong chương trình do Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao tại 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, từ ngày 25/9/2012 đến ngày 31/12/2012. Nhưng ca sĩ Khánh Ly còn chần chừ chưa đặt chân về đất Việt. Đến nay thì vc đã cấp cho cô ca sĩ một giấy phép được hát ở VN, nên KL đã quyết định làm một cuộc phiêu lưu cuối cùng trong đời, để lưu xú vạn niên.

Sống như Khánh Ly, kiếp cầm hơi
Sống chẳng hữu ích, chật nẻo đời
Sống mãi, sống hoài thêm e thẹn
Thà thác cho rồi, sống mõi hơi
(nhái thơ cụ Nguyễn An Ninh)

Vo Thilinh, 17.4.2014

Bộ mặt thật của những người Phản bội Tổ Quốc VNCH
https://www.youtube.com/watch?v=xKGmNIHXEAo

Ca sỹ Khánh Ly ‘sẽ hát ở Hà Nội’
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/140410_khanhly_hanoi_concert.shtml

Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản Trịnh Công Sơn & Khánh Ly
https://www.youtube.com/watch?v=tR_l3okSYUU
 

No comments:

Post a Comment