Bài 05:
Giáo
sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
MÙA QUỐC HẬN 30.04.2014
Web:
http://VietTUDAN.net
Lòng
Dân đã chín mùi uất hận đối với đảng CSVN, không phải chỉ do nguyên ngày
30/4/1975, mà còn vì lý do là tình trạng phá sản Kinh tế do chính cái Cơ chế
CSVN hiện hành.
Lòng
Dân uất hận đối với đảng CSVN
Chúng
tôi mượn lời của Ký giả Thomas FULLER của New York Times đã đến tận Sài Gòn và
viết trên New York Times những nhận xét sau đây:
“Tin
New York - Trong một sự kiện khá đặc biệt, hôm nay nhật báo New York Times đã
đăng ngay trang nhất một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay. Ký giả Thomas Fuller
của New York Times đã đến tận Saigon để nghiên cứu và viết bài này, đã tiếp xúc
với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng
sản nữa. Theo tác giả bài báo thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự
giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế, và nội bộ
Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những
nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo, và một bên
là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư
bản.
Bài
báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hội. Bài báo
nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục
nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều
so với hiện tại. Đặc biệt một bài nhận định trên trang mạng cho rằng với sự
thật về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, những người đã từng tham gia vào phong
trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin
lỗi người dân Việt Nam.
Bài
viết này cho rằng nếu đảng Cộng sản không chiếm được miền nam năm 1975, thì giờ
này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay Singapore, chắc chắn là
không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá xảy
ra như hiện nay.”
Tình
trạng phá sản Kinh tế tàn tệ
Chúng
tôi trích ra đây tình trạng phá sản Kinh tế được xác nhận bởi chính những Lãnh
đạo của đảng CSVN:
Tình
hình kinh tế gay go lắm rồi!
Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 15
tháng năm năm 2013
TT
- Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban
Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân
sách những tháng đầu năm 2013.
Tiền
huy động tăng nhưng dư nợ tín dụng thấp, doanh nghiệp cũng không mặn mà vay khi
hàng hóa tồn kho lớn là những khó khăn lớn của nền kinh tế lúc này
Còn
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát,
tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ
lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
"Tình
hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng
hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết
khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào"
Ông
Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng Ban Kinh tế trung ương)
“Dấu
hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh,
thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động
sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện” - Ủy
ban Kinh tế đánh giá.
Theo
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới
mô hình tăng trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng
trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư
nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp.
Ba
tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm
6,8% về số lượng, giảm 16% về vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số
doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý
1-2012).
Ông
Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - nói: “Tình hình đúng là
hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục
nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng
phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào”.
Một
số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ “nghiêm túc và thật
thà” trong các con số báo cáo. “Báo cáo của Chính phủ cho thấy tỉ lệ nghèo vẫn
giảm nhanh. Tại sao kinh tế khó khăn như vậy, doanh nghiệp đình đốn, công nhân
mất việc, sản xuất ra không bán được hàng hóa mà lại giảm nghèo tốt như vậy?
Tôi xuống thực tế thấy nghèo tăng lên chứ không có giảm” - Phó chủ tịch Quốc
hội Huỳnh Ngọc Sơn nói.
Ông
Nguyễn Văn Giàu kể thêm: “Hoàn thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài
ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ. Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội
đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất nước
mà báo cáo đúng tình hình, đừng đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của
mình”.
Việc
phá sản Kinh tế do Cơ chế làm phát sinh THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ. Qua hai lần Họp
trung ương đảng, người Dân thấy sự bất lực của đảng trong việc giải quyết THAM
NHŨNG, LÃNG PHÍ. Sự bất lực ấy sẽ còn tồn tại vì đảng vẫn cố níu lấy cái Cơ chế
chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Nếu vẫn để Cơ chế này tồn
tại, thì Quê Hương Việt Nam vẫn đi thụt lùi về Kinh tế trong khi ấy các nước
trong vùng càng tiến xa lên. Đây là sự đau lòng cho những thế hệ đã qua, cho
chúng ta hiện nay và cho các thế hệ con cháu trong tương lai. Sự đau lòng ấy
phải trở thành UẤT HẬN cho cả Dân Tộc để đứng lên chấm dứt cái Cơ chế CSVN hiện
hành.
No comments:
Post a Comment