Tuesday, July 28, 2015

• THƯ RẤT CẢM ĐỘNG CỦA ĐẠI SỨ PHÁP TẠI SÀIGÒN - Jean-Marie Mérillon

THƯ RẤT CẢM ĐỘNG CỦA ĐẠI SỨ PHÁP TẠI SÀIGÒN
Jean-Marie Mérillon
Đại sứ Pháp Jean-Marie Mérillon - NGÀY 1 THÁNG 5 NĂM 1975

Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng, lấy hướng qua Bangkok, tôi nhìn xuống Sài Gòn lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra dưới đất. Tôi như người bại trận, hay nói cách khác, tôi xin được làm bạn với người bại trận, một người bạn đã không chia xẽ mà còn bắt buộc Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu hết tất cả... trong những ngày sắp tới.



Việt Nam và tôi có rất nhiều kỷ niệm, có quá nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai lạt. Sống ở Việt Nam lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở này. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước, nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam. Tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Sài Gòn, Sài Gòn vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ơn nghĩa, một khi đã chọn bạn hữu thâm giao.

Năm 1979, Đại sứ Võ văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Sài Gòn. Tôi từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ chí Minh. Sài Gòn đã mất, tôi trở lại đó thăm ai? Ở đời có khéo lắm cũng chỉ gạt được người ta lần thứ hai, làm sao lừa dối được người ta lần thứ ba?

Người cộng sản giả bộ ngây thơ (ở một khía cạnh nào đó) nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hàng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nói láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài thì chân lý của loài người sẽ đè bẹp họ. Ngày xưa Liên Xô đã xiết chặt sai khiến họ, dùng Việt Nam làm phương tiện đóng góp cho Nga. Họ có muốn thoát ly, có muốn nhờ Tây Phương tháo gở cho họ cũng không được nữa, vì đã từng phạm lỗi lớn là đã lường gạt Tây Phương…

Sau hết, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua, nhưng thật ra người Việt Nam chưa thua cộng sản. Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.


Mỗi năm, vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Luôn luôn tôi nhắc nhở nhà tôi, chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nền hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam.

Jean-Marie MÉRILLON
Cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam

 ================

Nguyên Đại sứ JM Mérillon viết: “ Năm 1979, Đại sứ Võ văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Sài Gòn. Tôi từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ chí Minh. Sài Gòn đã mất, tôi trở lại đó thăm ai?

Nguyên Đại sứ JM Mérillon viết: “ Năm 1979, Đại sứ Võ văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Sài Gòn. Tôi từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ chí Minh. Sài Gòn đã mất, tôi trở lại đó thăm ai? “

Tôi, một công dân Việt Nam Cộng Hòa, vì thua trận mất nước để cho Thủ đô Sài Gòn lạc mất tên. Lòng ngậm ngùi nhớ tiếc không nguôi:

SÀI GÒN LẠC MẤT TÊN
Bến nghé ngày xưa, Gia Định thành
Theo thời gian phát triển thành Sài Gòn
Sài Gòn với chợ Bến Thành
với tháp đồng hồ cổ kính

Một thời phồn thịnh
với Mỹ danh Hòn Ngọc Viễn Đông
Niềm hãnh diện của Nam kỳ Lục tỉnh
Từ ngày thành lập nền Cộng Hòa

Sài Gòn chánh thức là THỦ ĐÔ
của nước Việt Nam
Sau cơn khói lửa điêu linh
Giặc dữ tràn vào Thành Phố thân yêu

Tàn phá cướp đoạt tất cả
Người Sài Gòn lớp lâm thân tù tội
Lớp đi đày nơi Kinh Tế Mới
Tài sản giặc đỏ chiếm đoạt

Cả tên Sài Gòn chúng cũng xóa sạch
Thay vào là tên họ Hồ, tội đồ dân tộc
Kể từ ngày ấy, Sài Gòn mất tên
Tên chánh thức không còn

Nhưng trong lòng người dân Miền Nam
Sài Gòn thân thương mãi mãi còn
Một mai ách nạn cọng sản giải trừ
Sài Gòn lấy lại tên và cả tình người

Sài gòn, người Sài Gòn mãi mãi
THƯỜNG CÒN

Ngài Mérillon viết: “ Sau hết, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua, nhưng thật ra người Việt Nam chưa thua cộng sản. Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Mỗi năm, vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Luôn luôn tôi nhắc nhở nhà tôi, chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nền hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam.”

Tôi, một Quân – Cán – Chính VNCH, hằng năm, cận ngày 30 tháng tư Quốc Hận, lòng luôn luôn nhớ nghĩ, tri ân anh hùng tử sĩ VNCH và nhớ tiếc Việt Nam Cộng Hòa mến thương:

VIỆT NAM CỘNG HÒA MẾN YÊU
1956
Chàng trai tuổi mười tám
Tham dự Lễ Chào Mừng
Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa
Lòng vui mừng hớn hở

Trên chiếc xe kiệu hoa
Vung mạnh tay chém
Rắn Ba Đầu: Phong_Thực_Cộng
Cảnh diễn, lòng mong thực

Hiến Pháp Đầu Tiên viết:
Quốc Dân Việt Nam long trọng công bố
CHỦ TRƯƠNG DÂN TÔC KHAI PHÓNG
Toàn dân có nghĩa vụ thực hiện

Chủ trương chỉ bốn chữ
Thực hiện, việc dài lâu
Chỉ có bốn năm đầu
Được bình yên xây đắp

Năm Một chín sáu mươi
VC tập trung binh lực
Đánh trận lớn Trảng Sụp
Quân lực VNCH bị bất ngờ, thất thế

Tổng Thống phải tuyên bố:Tổ Quốc Lâm Nguy
Quốc sách Ấp Chiến Lược
Mới khởi sắc đành khựng lại

Ba năm sau xãy ra Binh Biến
Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ
Nạn tranh giành quyền lực
Liên miên suốt ba năm

1967
Nội bộ mới được yên
Quốc Hội Lập Hiến được triệu tập
Công bố tân Hiến Pháp
Thành lập Đệ Nhị Cộng Hòa

Lần nầy mơ ước còn cao hơn
Thêm vào Bốn chữ Dân tộc Khai phóng
Hai chữ NHÂN BẢN đầy dân tộc tính
Làm nức lòng Quân Dân

Ước mơ thì nhiều
Nhưng chẳng được bao nhiêu
Vì giặc Cộng xua toàn lực
Tổng tấn công Tết Mậu Thân

Toàn quốc vành khăn sô
Tưởng như mất nước từ khi ấy
Nhờ chiến binh VNCH dũng cảm
Không tiếc máu xương giữ vững Miền Nam

Năm Một chín bảy lăm
Đơn dộc chiến đấu, đành thất trận
Mất nước, nhưng vẫn ngẩng mặt, cao đầu:

“Thế chiến quốc, thế xuân thu
Thời thế thế, thế thời phải thế”

DÂN TỘC KHAI PHÓNG
Vài chục năm lại đây
Lác đác trên sách vở Âu Mỹ
Mới thấy xuất hiện mấy chữ
Liberal Nationalism
Chủ thuyết Quốc Gia cởi mở

Mấy chữ đó chỉ hạn hẹp trong phạm vi Chánh Trị
Bốn chữ: Dân tộc Khai phóng bao quát hơn nhiều
Là ý chí xây dựng DÂN TỘC TÍNH
Vừa vun bồi tính tốt dân tộc, vừa học đức tính dân tộc khác

Điều hãnh diện là ở chỗ nầy:
Dân tộc Việt Nam long trọng công bố
Chủ trương Dân tộc Khai phóng
Trên Hiến PhápVNCH từ hơn nửa thế kỷ trước

DÂN TỘC NHÂN BẢN
Vài năm trở lại đây, học giả Brzezinski
Thường nói vê Human Dignity
Ý muốn nói là Thời Đại sắp tới
Sẽ vượt qua Thời Đại Nhân Quyền hiện tại

Không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi luật pháp
Vì Nhân Phẩm (Dignity) là tính chất tự thân con người
Không cần luật pháp ban bố
Không ai có quyền tước đoạt

Hai chữ: NHÂN BẢN còn sâu hơn hai chữ NHÂN PHẨM
Nhân phẩm là hoa trái
Từ gốc gác (Bản) con người (Nhân)

Dân tộc Việt Nam từ non nửa Thế kỷ trước
Đã long trọng công bố trên Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa

Nhân bản là tình thương
Không đương cự được súng đạn
Nhưng súng đạn rồi sẽ hết
Tình người còn dài lâu

Nguyễn Nhơn

No comments:

Post a Comment