Sunday, August 27, 2023

Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù (TĐ15/LĐ4/ND) và Người Lính Võ Bị Vào Giờ Thứ 25 by Nguyễn Văn Thành

by Nguyễn Văn Thành (A/C28) - Ngày 21/2/2022
 
*** Bấm vào "Post a Comment" và bình luận,...  
------------------------
* Mỗi Độ Tháng Tư Về 1 - Lê Minh Ngọc K16/LĐT/LĐ4/ND
* Mỗi Độ Tháng Tư Về 2  - Lê Minh Ngọc K16/LĐT/LĐ4/ND
* Các Lữ Đoàn Nhảy Dù Trong Tháng Ngày Cuối Cùng (Full) - Lê Minh Ngọc K16/LĐT/LĐ4/ND
     
Hôm nay là ngày 21 tháng 2 năm 2022. Hai tháng nữa là 21 tháng 4, tôi được mang cái lon Thiếu Úy; 47 năm về trước. Chín ngày sau đó là 30 tháng 4. Sau khi cố gắng lội bộ một vòng vào khỏang 30 phút, tôi ngồi vào bàn viết; và ghi lại sự tích của Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự chỉ huy cùa người hùng Thường Đức; Thiếu Tá Nguyễn Văn Phú, bị Bức Tử vào khỏang 11 giờ 15 phút ngày 30 tháng tư năm 1975 tại một vùng nào đó trên đất Sài Gòn; mà tôi không hề biết tên.
 
Có thể đó là một khu vực đông đúc dân cư ở phía Đông Nam phi trường Tân Sơn Nhất. Là một lão già trên 70 tuổi, trí nhớ của tôi không còn minh mẫn cho lắm. Thêm vào đó, Sài Gòn đối với tôi là một vùng đất xa lạ.
 
Giờ còn sót lại trong trí nhớ của tôi. Những ngày ngắn ngủi tại căn cứ Long Thành, trại Dù Hoàng Hoa Thám, trại Cây Mai (căn cứ của Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù), vùng hành quân ở ven Đô Thành Sài Gòn (phía Đông Nam phi trường Tân Sơn Nhất), nhà thờ giáo xứ Fatima Bình Triệu (phía Đông Bắc phi trường Tân Sơn Nhất), vùng đóng quân ở bên kia đầu cầu Bình Triệu (phía Nam Cầu Bình Triệu, phía Đông phi trường Tân Sơn Nhất) để giữ an ninh cho thủ đô Sài Gòn. Đoàn quân hỗn tạp từ khắp nơi của các chiến trường miền Đông Bắc tiếp tục kéo về như thác đổ, mỗi lúc một đông hơn.
Điều gì đến thì sẽ đến
 Quân Lệnh Cuối Cùng của tên Hèn Phản Tướng "Dương Văn Minh" phát ra mồn một trên đài phát thanh Sài Gòn. Thế là Hết !!! Đời binh nghiệp của tôi đã Chấm Dứt từ đây, và cũng là ngày mà dân tộc Việt phải hụp lặn trong Đen Tối không biết cho đến bao giờ.
         
    Bây giờ tôi bắt đầu kể lại, vẽ lại, ghi lại sự Oan Nghiệt của Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa; mà tôi là một thành phần mang "Vết Thương Không có Thuốc Chữa" ấy cho đến bây giờ.

1. Căn cứ Long Thành:

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Khóa 28 và Khóa 29 của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được lệnh ra trường Khẩn Cấp. Chúng tôi nhận lệnh ra trường trong cơn hấp hối của trường mẹ; và Miền Nam Tự Do.

Cũng ngày này; Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức. Một thế lực nào đó đã cấu kết với Cộng Sản quốc tế, và đưa Hèn Tướng Dương Văn Minh lên thay thế.

Chúng tôi gồm 4 khóa: 28, 29, 30 và 31 về đây được ít lâu; sau một cuộc di tản có một không hai của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Một cuộc di tản thật khủng khiếp. Trong khi chúng tôi chưa hết bàng hoàng thì lệnh ra trường như tiếng sét ngang tai.

Khóa 28 và Khóa 29 như những bầy gà sắp mất mẹ. Chỉ tội nghiệp cho Khóa 30 và Khóa 31, vì chúng tôi là kẻ mà họ đặt niềm tin. Mất chúng tôi, họ sẽ ra sao?, họ biết làm thế nào?. Hình như đây là tình Võ Bị. Các khóa đàn em thường xem các khóa lớn hơn là kim chỉ nam cho cuộc đời binh nghiệp của họ. Hai Khóa 30 và 31 lay hoay đi tới chạy lui hỏi thăm về tin tức ra trường. 

Ra trường là tin chính xác 100%.  

Bấy giờ trời đang chập choạng tối, vào khỏang 7, 8 giờ tối. Tụm năm tụm ba, lao xao bàn tán. Kẻ nói lời chia tay. Người nói lời chúc phúc. Màn đêm vẫn trong sáng. Không một giọt mưa ngoài trời. Gió vẫn vi vu như ngày nào; trong khi âm thanh đạn nổ đưa về từ phía xa xa; làm cho lòng người bất ổn. Lòng chúng tôi, mưa đang rỉ từng hồi, từng giọt.

Một đêm không ngủ cũng đã qua đi trong lo âu, buồn thảm. Số phận của chúng tôi, số phận của đất nước rồi sẽ ra sao? Không khí trại Long Thành như đang sắp nổ tung vì nguồn tin không tốt này.

Sáng hôm sau, ngày 21 tháng tư năm 1975, chúng tôi sẵn sàng đeo lon Thiếu Úy. Mặt trời lên, chúng tôi nghiêm chỉnh vào hàng như để tiếp nhận một trọng trách quan trọng mà người dân Miền Nam giao phó. 

Khác xa với buổi lễ ra trường của các khóa đàn anh như khóa 26 và khóa 27 [3f], mà chúng tôi đã từng tham dự tại trường Võ Bị. Chúng tôi không có cân đai áo mũ, không có cờ xí rợp trời, không có kèn trống tiễn đưa, không có người thân yêu tham dự. Và nhất là chúng tôi không có lễ truy điệu, không nghe được lời cầu nguyện cho tử sĩ. Ngoài những giọt nước mắt sụt sùi của hai khóa đàn em; 30 và 31, những xót xa thương tiếc của các bậc đàn anh dày dạng gió sương đã dìu dắt chúng tôi.  

 
CHIẾN SĨ TRẬN VONG
Lúc bấy giờ trên cánh đồng Chim bắc Việt;
Bên con rạch nhỏ Đồng Nai;
Trong đám rừng sâu Trung Việt;
Phút chốc liệt vị đã trở nên người Thiên Cổ;
Đành rằng chốn trần gian nào ai mong sống mãi;
Hãy trở về chứng giám;
CHÚNG TÔI KHÔNG CẦU AN LẠC DỄ DÀNG.
MÀ CHỈ KHÁT KHAO GIÓ MƯA CÙNG NGUY HIỂM
;
Chúng tôi cần được dắt dìu;
CÓ LINH THIÊNG HÃY CHỈ LỐI ĐƯA ĐƯỜNG,
XIN CHỨNG GIÁM LỜI CẦU XIN CỦA ĐÀN EM HẬU THẾ.

Buổi lễ ra trường có một không hai. Đơn giản, nhưng không kém phần trang trọng. Không diễn hành, không diễn văn. Chúng tôi trong tư thế với đồ trận và nón sắt.

Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn chủ tọa lễ mãn khóa cho khóa 28 và 29. Cấp bậc Thiếu Úy được gắn cho khóa 28 và 29 tại Vũ Đình Trường của Trường Bộ Binh Long Thành. 

    Khóa 28 ra trường với cấp bậc Thiếu Úy, gồm 255 tân Thiếu Úy. Thủ Khoa khóa 28 là Thiếu Úy Hồ Thanh Sơn, tên Khóa là: "Đại Tá Nguyễn Đình Bảo" [3a]. 

    Khóa 29 ra trường với 291 tân Thiếu Úy [11]. Khóa 29 được mang tên "Thiếu Tá Hoàng Lê Cường", thủ khoa là Đào Công Hương [1]

Trời vẫn sáng. Thỉnh thoảng những loạt pháo kích từ xa, đưa âm thanh về nơi chúng tôi đang lựa chọn đơn vị, như ngầm hăm dọa, hù nhát. Chúng tôi, mặt mày bơ phờ, lo lắng, nhưng không dấu được sự cương nghị của kẻ làm trai thời ly loạn:

"Chúng tôi không cầu An Lạc dễ dàng,
mà chỉ Khát Khao gió mưa cùng Nguy Hiểm".

Tôi lo âu, thấp thỏm chờ đợi đến phiên chọn đơn vị. Người này chọn, rồi đến người khác chọn. Không biết số phận của tôi về đâu; bỡi vì chọn đơn vị khi ra trường ảnh hưởng đến cả cuộc đời binh nghiệp của một Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. 

Lòng tôi như lửa đốt cho việc chọn lựa chiến trường. Thế rồi tên tôi cũng được xướng lên một cách rõ ràng "Nguyễn Văn Thành C28".

Tôi bước đi trong tư thế không được Tự Tin, về phía trước. Mắt tôi sáng lên, và hồn tôi như tỉnh lại. Hai vị trí Nhảy Dù vẫn còn trống. Lập tức, tôi la lớn:

- "Nhảy Dù!
- Nhảy Dù!". Những âm thanh ồn ào reo lên như ủng hộ cho sự chọn lựa của tôi.
 

Thế là đời tôi sẽ giao cho binh chủng Nhảy Dù trong cơn hấp hối của Miền Nam Tự Do. Nhảy Dù chỉ còn một chỗ. Tôi quay lại vị trí đứng của mình. Âm thanh gọi tên kế tiếp vang lên. Người tân Thiếu Úy mừng rỡ hét lớn:

- "Nhảy Dù!
- Nhảy Dù! 
- Nhảy Dù!". Thế là khóa 28 không còn vị trí Nhảy Dù nào nữa.

Về đến vị trí đứng, tôi thấy thằng Tuấn với đôi mắt đỏ hoe. không hiểu có phải nó khóc hay không ? Tôi không thấy giọt nước mắt nào của nó rơi trên má.

Quay lại việc chọn đơn vị. Người chọn Nhảy Dù, kẻ chọn Biệt Động Quân, hay Thủy Quân Lục Chiến, vân vân. Âu cũng là số Trời. Súng đạn đang sẵn chờ chúng tôi.

Tôi không biết và không nhớ rõ có bao nhiêu tân Sĩ Quan khóa 28 và khóa 29, chọn binh chủng Nhảy Dù. Tôi tạm liệt kê dưới đây, trong khi chờ đợi tin mới. Tôi sẽ cập nhật sau, nếu có thể:

- Khóa 28 Nhảy Dù:

"Lê Phước Nhuận (Đại Đội 15), Nguyễn Văn Viễn, Nguyễn văn Sáng (Tiểu Đoàn 16 hay 17?), Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Tường (Đại Đội 161), Võ Hữu Lợi, Trần Văn Lý (Đại Đội 162), Nguyễn Đình Lập, Phạm Minh Hùng (Tiểu Đoàn 8), Trần Hiệp, Nguyễn Văn Mẫn (Tiểu Đoàn 16), Nguyễn Thanh Tùng (Tiểu Đoàn 17), Khách (Tiểu Đoàn 17) và tôi; Nguyễn Văn Thành (Đại Đội 151), vân vân.[12, 13]

Cưụ Thiếu uý Nhảy Dù Khoá 28 năm 2011:
Từ trái qua: Lê Phước Nhuận B28 (California), Nguyễn Văn Viễn B28 (Florida), Nguyễn Văn Nghị B28 (Oregon), Nguyễn Tường H28 (New York), Võ Hữu Lợi (Oregon), Trần Văn Lý (Virginia), Nguyễn Đình Lâp B28 (New York), Phạm Minh Hùng (Texas), Trần Hiệp B28 (Washington State).
- Khóa 29 Nhảy Dù: Khóa 29 với 74 tân Thiếu Úy chọn Sư Đoàn Nhảy Dù: "Nguyễn Điểu, Phạm Văn Nghĩa (Tiểu Đoàn 5), Trần Du Hỉ (Tiểu Đoàn 17), Võ Long (Đại Đội 151), Đức, Chí, Tánh, .vân.vân.,". Tánh, Hà Minh Tánh Khóa 29 ra Đại Đội 151 Nhảy Dù; cùng đơn vị với tôi. Sau này mới biết Thiếu Úy Hà Minh Tánh Khóa 29 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam bị Việt Cộng bắn chết trong tù Trảng Lớn, Tây Ninh. [11, 16].

Những tân Sĩ Quan khác của khóa 28 và khóa 29 không chọn binh chủng Nhảy Dù vì họ đã̉ chọn các binh chủng như: Biệt Cách 81 Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, các Sư Đoàn Bộ Binh; như Sư Đoàn 2, Sư Đoàn 3, Sư Đoàn 5, Sư Đoàn 7, Sư Đoàn 9, Sư Đoàn 18, Sư Đoàn 21, Sư Đoàn 22, vân vân.

Trong khi chúng tôi chọn đơn vị, thì ngoài kia, những chiếc xe GMC đang chờ sẵn những con thiêu thân; sẵn sàng tiến ra mặt trận. Mặt trời đã lên khỏi đỉnh đầu. Những chiếc GMC cũng đã bắt đầu nổ máy.

"Trong khi đó, các xe GMC của các đơn vị tiếp nhận đã đợi sẵn để đưa các tân thiếu úy của hai Khoá 28 và 29 ra mặt trận. Tôi bước lên khán đài để nói mấy lời tạm biệt với hai khóa đàn em, đã rời khỏi vòng tay yêu thương của cùi đàn anh này; nhưng nghẹn ngào, nước mắt lưng tròng, không thốt nên lời. Các tân sĩ quan không có được vài phút chia tay bố mẹ, người thân, người yêu,... trước khi lâm trận. Nhưng hai Khoá 28 và 29 phải hãnh diện và tự hào vì đã xung trận đúng vào lúc Tổ Quốc nguy nan và chế độ tự do đang bị đe dọa. Đó là ước nguyện của các Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 28 và 29 từ ngày đầu tiên gia nhập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam".

 2. Trại Hòang Hoa Thám:

Ngay chiều ngày
21/4/1975, chúng tôi được đưa về trại Hoàng Hoa Thám với sự tuyệt vọng của hai khóa 30 và 31, và sự luyến thương của những người anh cả Võ Bị. Trong khi đó, những đơn vị khác cũng được đón rước một cách trịnh trọng, nhưng vội vã; về đơn vị của họ. Trên xe GMC, tôi thấy đầy cả hai khóa 28 và 29, nhưng tôi không buồn nhìn ai trong lo âu, bàng hoàng của mình. Tôi chẳng nhớ một ai trong lúc ấy. Tôi hiểu rằng; tôi sắp và đang tiến ra vùng lửa đạn. Một cuộc đổ máu không thể tránh khỏi. Máu và máu sẽ diễn ra trước mắt tôi trong một tương lai không xa. Chết là cái chắc, bỡi Cộng quân đã áp đảo Sài Gòn. Má và các em tôi cũng lo lắng không ít. Điều mà tôi tiên đoán là họ đang trên đường chạy loạn từ Qui Nhơn vào Nam ??? Không biết họ thế nào trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh này?
 
Chiếc xe GMC vượt qua khỏi mọi nẻo đường, góc phố. Người người tấp nập ngược xuôi như đang lo toan, chuẩn bị một điều gì trọng đại sắp xảy ra cho họ. Họ ngoắc tay vẫy chào khi xe chúng tôi đi qua. Mắt của họ như vừa buồn tủi, lo sợ, vừa vui mừng hy vọng. Ngã tư Bảy Hiền yên tỉnh. Sự yên tĩnh đáng sợ. Cổng trại Hoàng Hoa Thám không dấu được nét nghiêm trọng của một khu vực; là bãi chiến trường sắp xảy ra nay mai. Thế là chúng tôi đã đến trại Hoàng Hoa Thám, nơi mà khóa 28 chúng tôi về đây tập nhảy dù đợt hai, và được trường Võ Bị gọi về khẩn cấp vào tháng trước. 
 
Chúng tôi được lệnh của vị sĩ quan Nhảy Dù:
- "Các anh được phép thoải mái ngày hôm nay (ngày 21 tháng 4 năm 1975). Sáng ngày mai (ngày 22 tháng 4 năm 1975), các anh tập hợp đầy đủ tại đây, đúng 8 giờ sáng, và sẽ được đưa về đơn vị của mình".
 
Thế là chúng tôi; khóa 28 và khóa 29; như chim sổ lồng. Kẻ trước, người sau mất hút trong âm thầm, sau những reo vui đầy bi thương.
 
Tôi nhìn trước nhìn sau, tôi chỉ thấy mỗi một mình tôi còn đứng lại. Tôi đi đâu? Về đâu? Trại Nhảy Dù lúc này đã chìm vào ảm đạm.  

Việc trước tiên là tôi tìm đường ra chợ trong khu gia binh Nhảy Dù, mua một bộ đồ Nhảy Dù và cái nón Đỏ. Thế là tôi nghiểm nhiên trở thành một sĩ quan Nhảy Dù trong thoáng chốc.
 
Làm sao nữa đây? Làm sao cho hết buổi chiều và đêm nay? Tôi luôn là con bà Phước (sau này trong nhà tù cũng thế). Tôi loay hoay, loanh quanh. Nhìn trước nhìn sau. Có lẽ nơi tôi đang đứng là khu gia binh của các sĩ quan cao cấp Nhảy Dù. Phía xa kia; vào khoảng 70 hay 80 thước, có vẻ là khu tập Thái Cực Đạo, hay Nhu đạo? 
 
Trời chiều vẫn còn sáng. Âm thanh của phi cơ vận tải, phản lực, và trực thăng liên tục lên xuống như để tiếp ứng cho những chiến trường nào đó? Long Khánh hay chiến trường ngoại biên Sài Gòn?. Tai tôi nghe những tiếng nổ xé trời; liên tục; từ hướng đông bắc gởi về, lòng tôi thắt lại. Một số anh hùng không quân đã bỏ mạng ở giờ thứ 22 ?
 
Bỗng mắt tôi sáng lên và mừng rỡ. Từ xa, niên trưởng Nguyễn Chí Hảo Khóa 27, đang tươi vui; mừng rỡ tiến bước về phía tôi. Tôi hớn hở đi nhanh về hướng niên trưởng; như gặp lại người thân trong cơn ly loạn. 
Niên Trưởng Hảo mừng mừng tủi tủi, bắt tay tôi: 
- "Thành. Anh ra Nhảy Dù à?" Tôi như gặp phải người anh, vui cười:
- "Dạ. Ra Nhảy Dù." 
Niên Trưởng Hảo:
- "Anh về Tiểu Đoàn nào? Biết chưa?"
- Tôi nói:"Dạ chưa biết. Ngày mai sẽ biết. Tám giờ sáng mai."
 
Tôi hỏi đơn vị của Niên Trưởng Hảo, và được trả lời, nhưng đến bây giờ tôi không nhớ rõ, kể cả họ của Niên trưởng tôi vẫn không nhớ. May nhờ liên lạc được niên trưởng Trân khóa 27; Nguyễn Ngọc Trân. Tôi mới biết được họ tên đầy đủ của niên trưởng Hảo là Nguyễn Chí Hảo. 

Niên Trưởng Hảo và tôi có duyên gặp nhau tại trường Võ Bị trong tình cảnh của những người; con bà Phước xa nhà. Niên Trưởng Hảo; hơi gầy, tầm thước, nhưng không cao lắm. Điều đặc biệt mà tôi mến yêu niên trưởng Hảo là sự chân thành, và hiền hậu. Niên Trưởng là một con chiên ngoan đạo của đức chúa Trời. Những khoảng thời gian khóa 27 còn trong trường Võ Bị, chúng tôi có dịp cùng nhau ra phố; lội loanh quanh khu phố Hòa Bình Đà Lạt, đi vòng vòng thác Cam Ly, vân.vân. 
 
Hai chàng lính trẻ xa nhà; cô độc; tìm nhau trong tình thương Võ Bị. Cho đến khi khóa 27 sắp ra trường, chúng tôi thường hỏi nhau về việc chọn binh chủng. Và chúng tôi hứa với nhau là sẽ gặp nhau tại trại Hoàng Hoa Thám. Hôm nay. Chúng tôi đã hoàn thành lời hứa. 
 
Nhưng gặp nhau đây. Rồi mai sẽ ra sao? Đất nước đang hồi nghiêng ngửa. Giặc đánh phá khắp nơi, trong khi quân ta không còn đạn dược. Chính phủ Mỹ đã cắt viện trợ từ lâu. Chúng ta đánh giặc bằng cách nào? Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho tình trạng bi thảm nhất. Còn đạn thì tốt. Không còn đạn cũng tốt. Đánh cho đến viên đạn cuối cùng. Ra sao thì ra sao.
 
Thương nhau lắm cũng phải chia tay. Chúng tôi, mỗi người một trách nhiệm. Tôi đứng nhìn theo bước chân của người đàn anh Võ Bị mà lòng xót xa, không nói nên lời. Bóng người đã khuất, tôi thầm cầu nguyện:
"Cầu mong Trời Phật che chở cho cả hai chúng tôi, qua khỏi cơn binh lửa này". 
 
Sau 47 năm, tôi gắng tìm lại người đàn anh thân yêu ấy. Nhưng bặt vô âm tín. Chúc niên trưởng và gia đình an lành, và vạn sự như ý.
 
Bóng người đàn anh khuất mất ở bên kia ngã đường. Tôi còn đứng lại. Tôi đứng như trời trồng. Chân tôi không nhúc nhích được. Trại Hoàng Hoa Thám được bao phủ bằng một lớp mây mù không màu sắc. Và rồi, tôi bắt đầu bước đi, bước đi. Đi về đâu? Làm sao cho hết đêm nay? Tôi tiến về phía cổng trại Hoàng Hoa Thám mà lòng quặn đau.            

Thế
là tôi với tôi. Trời đất mên mông. Chỗ nào cho tôi lúc này? đêm nay? và rồi ngày mai? Tôi đã đến cổng Hoàng Hoa Thám. Quẹo trái, hay quẹo phải đều vô nghĩa đối với tôi. Tôi không có hướng đi. Đó là điều thê thảm nhất cho kiếp người. Trái không được, phải cũng không xong. Thế là tôi quẹo trái. Tôi mon men bên lề trái và không biết đường tôi đi là tên gì. Một nhà thương hiện rõ trước mặt tôi, ở phía bên kia đường. Đó là "Bệnh Viện Vì Dân ?". Có phải là Bệnh Viện Vì Dân hay không ?, tôi không dám chắc. Tôi băng qua đường, và theo lề phải con đường mà tôi vẫn không biết tên. 
 
Tôi bước. Tôi lội. Cứ đi và đi. Tôi như lạc lõng ở một hành tinh nào không có loài người. Kẻ ngược, người xuôi, như họ đang chuẩn bị cho một điều gì đó; một cách vội vã; hấp tấp. Họ đi như chạy, trong lo sợ, bấn loạn, nhưng họ có mục tiêu. Còn tôi?. Tôi rảo bước một cách khoan thai, có vẻ như mọi sự xảy ra xung quanh không ảnh hưởng gì đến tôi. Mặc cho trời long đất lở. Âm thanh đạn nổ, âm thanh phi cơ cất và hạ cánh vang vọng quanh đây. Ánh sáng tắt mở, tắt mở của vài chiếc trực thăng trên bầu trời; vùng đông bắc lóe lên, tiếp đó là những tràng đạn giận dữ như muốn trút giận vào một ai đó trên chiến trường. 
 
Trước mặt tôi, ánh đèn đêm mờ mờ; tỏ tỏ, xanh đỏ như muốn tắt lịm bất cứ lúc nào. Một cơn gió nhẹ lướt qua làm tôi rùng mình; người sĩ quan trẻ vừa mới ra trường chưa đầy 1 tuần lễ. 
 
Chúng tôi là những sĩ quan trẻ ra trường non trong lúc đất nước lâm nguy. Chúng tôi chẳng có một chút kinh nghiệm chiến trường nào cả. Nhưng nói cho cùng, trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã dạy chúng tôi đầy đủ 3 mùa quân sự. 
 
Tôi nghĩ 3 mùa quân sự mà chúng tôi học tại quân trường Võ Bị là quá đủ, vì trường không cần phải dạy thêm gì cho chúng tôi nữa cả; nhất là quân sự. Chỉ cần chúng tôi thực sự chạm địch nhiều lần, thì chiến trường sẽ dạy cho chúng tôi những bài học xương máu qúy giá. Và chúng tôi có khả năng học hỏi mau lẹ. 
 
Tôi cứ đi như thế không biết bao lâu. Và bây giờ là mấy giờ đêm?. Với tôi bây giờ, hình như đồng hồ thời gian không còn quay nữa. Tôi quày lại, và bước lui về hướng trại Hoàng Hoa Thám. Cứ thế tôi đi, tôi đi như bóng ma trên đường. Lủi thủi. Lủi thủi đi một cách khoan thai, chậm rải. 

Không biết lúc nào, tôi đã vượt qua khỏi ngả tư Bảy Hiền. Trước mặt tôi, bên phải là một bệnh viện. "Tổng Y Viện Cộng Hòa"? Cách đường lộ khỏang 50 hay 70 thước. Không biết trí nhớ này của tôi có đúng hay không ? Tôi ngồi xuống bên cạnh lề đường. Tôi không có nơi để đến, không có nhà để về. Tôi bơ vơ, lạc lõng ngay trên đất thủ đô Sài Gòn của miền Nam, nơi mà tôi có bổn phận phải bảo vệ trong một vài ngày sắp tới. 
 
Ánh sáng cũng bắt đầu ló dạng từ xa. Có ai biết đâu, đêm qua là đêm khủng khiếp. Họ quần thảo nhau ở chiến trường Đông Bắc đã gây hại cho biết bao người. 
Chiến tranh. Quyền lực. Thật vô lý và ác độc.
 
Tôi chống tay đứng dậy, đi về trại Hoàng Hoa Thám. Thế là tôi đã qua một đêm không ngủ trên vệ đường.
 
Đúng vào 8 giờ sáng ngày hôm sau, ngày 22 tháng 4 năm 1975, tất cả mọi tân Thiếu Úy khóa 28 và 29; chọn Nhảy Dù; đã có mặt tại buổi tập họp trước mặt vị sĩ quan Nhảy Dù hôm qua. Trong khi điểm danh, ông ta phát giác được một số vắng mặt. Ai đây? Đứa nào? sao dám bạo gan làm trò lì lợm, trễ nãi như thế này? Vui chơi rồi. Tâm sự rồi. Chia tay chúc phúc rồi. Giặc khắp mọi nơi, đất nước đang hồi nghiêng ngửa. Sao lại thế này?
 
Trong khi chúng tôi tập họp, và điểm danh, mấy chiếc xe Jeep và GMC đã nổ máy chờ đợi. Một anh khóa 29; Tánh, và tôi được chỉ định lên chiếc xe Jeep cách chúng tôi chừng 50 thước.
 
Anh Thượng Sĩ Nhảy Dù đưa tay lên chào hai chúng tôi, và nói:
- "Mời hai Thiếu Úy lên xe, em đưa về đơn vị". 
Chiếc xe Jeep lăn bánh, đưa hai chúng tôi rời khỏi trại Hoàng Hoa Thám, trong bầu không khí yên lặng, như nín thở của những tân sĩ quan còn đứng lại.
 
Chúng tôi vượt qua từng chặn đường. Mỗi chặn đường là mỗi lo âu, thất vọng của dân chúng. Họ lo lắng. Có phải tết Mậu Thân tái diễn hay không? Bên trái chúng tôi là một tai nạn. Có mấy nhân viên Hồng Thập Tự chăm sóc, cứu chữa cho nạn nhân. Tôi nghĩ có lẽ nạn nhân; là một thanh niên chừng 16, 17 tuổi; phải mất mạng vì máu của cậu ta chảy ra quá nhiều. Chiếc xe Jeep bổng rẽ phải và dừng lại sau đó. Tôi không hiểu nơi đây là đâu? và là ở vào vị trí nào của Sài Gòn? 
 
 
 
Sáng ngày 22 tháng 4 năm 1975
, anh Thượng Sĩ Nhảy Dù đưa chúng tôi vào một căn nhà bên trái. Căn nhà đồ sộ, có vẻ hơi cũ, và đang chìm vào một bầu không khí căng thẳng. Vị Thượng Sĩ đưa chúng tôi đến gặp một ông Thiếu Tá Nhảy Dù (sau này tôi biết được tên ông là
Nguyễn Văn Phú, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù, người hùng Thường Đức) [4]
 
Tôi hướng về phía ông, và nghiêm chỉnh chào theo lễ nghi quân cách:
- "Tôi, Thiếu Úy Nguyễn Văn Thành, trình diện Thiếu Tá". Ông ta phất tay:
- "Được rồi." Vẻ mặt nghiêm trang, không thêm một lời nào nữa cả. Tánh cũng trình diện như tôi. 
 
Ông đứng dậy, nói với vị Thượng Sĩ:
- "Tiếp đãi, lo lắng cho hai ông Thiếu Úy này tử tế. Chuẩn bị sẵn sàng cho tôi. Hai tiếng đồng hồ sau, gặp tôi." Vị Thượng Sĩ, cung kính:
- "Dạ."
 
Thế là hai chúng tôi có được 2 tiếng đồng hồ đi lanh quanh trại lính; mà lúc ấy tôi chẳng biết tên gì? Trại lính vắng tanh. Tôi nhìn thấy không bao nhiêu lính Dù lẩn quẩn nơi đây. Họ bước tới, bước lui; vẻ hấp tấp. Người Thượng Sĩ đưa chúng tôi đi về hướng ngôi nhà bên trái. Miệng nói không ngớt, tay chỉ chỏ, và giải thích cho chúng tôi về đồn lính Nhảy Dù này. Tôi chỉ còn nhớ, anh ta nói:
- "Đây là trại Cây Mai. Tiểu Đoàn của chúng ta là Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù, vừa mới thành lập cách đây không lâu". 
 
Chỉ có thế. Đó là điều mà tôi còn nhớ cho đến bây giờ, và không còn cơ hội về cái đồn ấy nữa. Tánh, chẳng khác gì tôi. Anh em nhìn nhau, và cũng chẳng nói với nhau lời nào. Anh Thượng Sĩ; miệng cứ nói, tay quơ qua, quơ lại giải thích đủ điều.
 
Thỉnh thoảng đưa mắt nhìn chúng tôi, như ngầm hỏi:
- "Hai Thiếu Úy có muốn hỏi gì không?". Chúng tôi nhìn anh. Không có câu hỏi nào cả. 
Sau đó, anh đưa chúng tôi đi về doanh trại bên phải. Anh giải thích, giải thích, nhiều lắm. Nhưng chúng tôi không màng để ý. 
 
Trước mặt tôi là súng, đạn, quân trang, quân dụng, và thực phẩm. Thế là Tánh và tôi được trang bị như một anh chàng lính Nhảy Dù thực thụ. M16, nón sắt, dây ba chạt, một cấp số đạn, 10 qủa lựu đạn tròn, vân vân. Tôi chỉ tạm nhớ thế, cho đến hôm nay. 
 
Tôi không còn dịp gặp lại người Thượng Sĩ này; một anh Thượng Sĩ có nhiều kinh nghiệm chiến trường, và đã đổ bao mồ hôi xương máu cho miền Nam Tự Do. 
 
Chúng tôi trở lại gặp vị Tiểu Đoàn trường Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù. Ông vui vẻ bắt tay chúng tôi, và nhìn về anh Thượng Sĩ, khe khẽ ra lệnh:
- "Đưa 2 vị Thiếu Úy này ra đơn vị." Chỉ có thế. Anh Thượng Sĩ nghiêm chào:
- "Dạ."
Ông Tiểu Đoàn Trưởng khuyến khích chúng tôi; nhưng không dấu được nét buồn phiền; lo lắng:
- "Cố gắng lên! Chúc 2 anh may mắn!." Tánh và tôi, đứng nghiêm chào:
- "Dạ. Chào Thiếu Tá." Ông ta gật, gật đầu, và nói:
- "Được rồi. Đi Đi. Nhanh lên." 
 
Theo cách nói cùng với nét mặt, tôi đoán rằng Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù đang nằm trong cảnh khốn cùng, nguy hiểm trùng trùng. Tôi gặp Thiếu Tá Phú chỉ khoảng vài phút. Đó là lần gặp gỡ đầu tiên, cũng là lần cuối cùng cho đến bây giờ. 
 
Chiếc xe Jeep được anh Thượng Sĩ điều khiển, đưa chúng tôi ra mặt trận. Đây là lần đầu tiên trong đời; tôi có cảm giác ra chiến trường thật sự. Một chiến trường thật, có nhiều máu tươi thật, và xác người thật. 
 
Không phải là bãi chiến trường hồi còn con nít 7, 8, tuổi hay 9, 10 tuổi ở sở trà Bầu Cạn, Quận Lệ Trung, thỉnh Pleiku. Lúc ấy chúng tôi; một đám con nít trong làng thường cùng nhau đánh, chia thành 2 phe, đánh nhau, bắn nhau chí chóe. 
 
Tôi ra vẻ anh hùng rơm. Đứng riêng ra một bên, và nói:
- "Đứa nào muốn theo phe tao? có vẻ láo khoét." Thế là mười mấy đứa con nít, cả mập lẫn ốm đưa tay lên, và tiến về phía tôi trong tư thế sẵn sàng. 
Số khác chọn về phe của thằng Tâm và thằng Vượng.
 
Thế là chúng tôi là phe ta. Chúng nó là phe địch. Chúng tôi có một trò chơi con nít thật ngoạn mục, thật hào hùng; chứa chang nỗi niềm sung sướng. Tôi cứ tưởng như mình là một ông tướng; đang cầm quân diệt giặc.

Nhưng chúng tôi chỉ bắn nhau bằng đạn giấy. Có đứa quỷ quái, dùng cả đạn bằng cành cây nhỏ. Trò chơi xong, chúng tôi không hề bị thương tích nghiêm trọng, mặc dù; một vài đứa trong chúng tôi có sức mẻ chút đỉnh, đỏ da, đỏ thịt. Ấy là trò chơi của con nít, là giấc mơ hảo huyền của đám ranh con.
 
Trò chơi lần này khác xa trò chơi năm xưa của chúng tôi. Lần này là dùng đạn thật, bom thật, lựu đạn thật và máu thật. Trò chơi chiến tranh mà những kẻ tham Tiền, tham Danh Vọng gây ra hôm nay, thật khủng khiếp. Tôi là một nạn nhân; trong hàng triệu triệu dân Việt đã và đang phải gồng mình gánh chịu.
 
Chiếc xe lăn bánh, lòn lách, hết con đường này, rẽ khỏi mô đất khác. Cuối cùng, anh lính đưa chúng tôi vào một xóm nhà lá, và gặp một người; cao lớn, bệ vệ; không dấu được nét uy nghi của cấp chỉ huy trong binh chủng Nhảy Dù. Da ông hơi ngã màu nâu nâu sạm nắng; màu nâu của sương gió và màu sạm nắng của chiến trường. Vai ông có 2 bông mai. Đó là cấp bậc Trung Úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.    
 
4. Đóng quân vùng ven Đô:
 

 
Đó là ngày 22 tháng 4 năm 1975, khi gặp ông, tôi bỗng giậc mình. Ông là một ông niên trưởng khóa 25 mà tôi đã từng gặp lanh quanh trường Võ Bị năm nào. Tôi nghĩ là tôi không lầm. Ông đã từng huấn luyện tôi ở khoa chiến thuật, hay địa hình, hay vũ khí ? Nhưng tôi không biết được tên ông. Lúc ấy, năm 1972, ông thuộc tiểu đoàn 2 Sinh Viên Sĩ Quan, còn tôi thuộc A28. 
 
Cách ông 4 hay 5 thước, tôi đứng nghiêm chào đúng lễ nghi quân cách:
- "Thiếu Úy Nguyễn Văn Thành. Trình diện Trung Úy." Tôi nhìn thẳng vào ông và đưa tay phải lên chào.
 
Ông Trung Úy đại đội trưởng đại đội 151 Nhảy Dù, mỉm cười; một nụ cười đượm nét lo âu. Bước đến và bắt tay tôi trong tình yêu thương Võ Bị. Tánh; khóa 29; cũng trình diện ông theo kiểu cách như tôi. 
 
Sau khi chào hỏi nhau theo kiểu cách của quân đội, ông tự giới thiệu:
- " Tôi là N. Minh, khóa 25 ". Điều đáng tiếc là tôi chỉ nhớ tên người đàn anh; mà tôi kính yêu là Minh. Tôi không nhớ họ của niên trưởng. Ông nhìn tôi, hỏi:
- "Anh, khóa nào ?"; Tôi trả lời:
- "Dạ, khóa 28." 
Hướng mặt về Tánh, ông hỏi:
- "Còn anh ?" Tánh, lễ độ nghiêm chỉnh, trả lời:
- "Dạ. Khóa 29."
Một sự chào hỏi trịnh trọng; trước nhiều cặp mắt chiêm ngưỡng của 9, 10 người lính Dù xung quanh.
 
Ông ngoắc tay gọi một người lính; nếu tôi nhớ không lầm; là một Thượng Sĩ Nhất. Ông lính bước đến chào, và hỏi:
- "Mười Lăm muốn em làm gì" (tôi ngạc nhiên với lối xưng hô này, vì thường binh sĩ gọi cấp chỉ huy trực tiếp của họ là - ông thầy). 
 
Sau này, tôi mới biết, lính Dù trong đại đội 151 dưới quyền chỉ huy của ông đều gọi ông là 15. Lối xưng hô này đối với tôi thật là không ổn. Tôi thích gọi ông là niên trưởng hơn là 15. "Niên Trưởng!", hai từ, hai thứ âm thanh này là một thứ gì Thiêng Liêng đối với những sĩ quan xuất thân từ trường Võ Bị.
 
Người Thượng Sĩ mang đến hai tấm bản đồ. Thế là 15 trao cho tôi một tấm, và Tánh một tấm. Ông nói với Tánh:
- "Tánh ở lại đây, xem xét xung quanh. Chờ tôi"; Và hướng về tôi, ông nhã nhặn:
- "Anh Thành theo tôi". Tôi nói:
- "Dạ". Thế là tôi theo ông. Và cũng là lúc tôi rời khỏi Tánh cho đến hôm nay; người đàn em dễ thương của tôi; khóa 29.
 
Ông đi trước, tôi theo sau, chẳng nói với nhau lời nào. Chúng tôi mon men trên con đường đất gồ ghề. Đường đất này; đi xuyên qua một xóm nhà, vào khoảng mười mấy căn. Một lúc sau, trước mặt tôi là một toán lính Nhảy Dù, có lẽ là một trung đội; trên dưới 30 người. 
 
Từ xa, toán lính Dù hớn hở, reo vui:
- "Ông thầy mới. Ông thầy mới. Sĩ Quan Đà Lạt. Sĩ Quan Đà Lạt."
- "Ông thầy mới. Ông thầy mới. Sĩ Quan Đà Lạt. Sĩ Quan Đà Lạt."
 
Khi chúng tôi đến nơi, bọn họ yên lặng và đưa tay lên, nghiêm chỉnh chào:
- Chào 15! Chào ông thầy! 
- Chào 15! Chào ông thầy!, một cách kính cẩn, nhưng không dấu được nét tươi vui, lý lắc.
 
"Sĩ Quan Đà Lạt";  Bốn từ này. Tôi có cảm giác "Bất Tử" trong lòng người dân miền Nam, nhất là trong lòng của những binh sĩ; mà cấp chỉ huy trực tiếp của họ là Sĩ Quan xuất thân từ trường Võ Bị, trong khoảng thời gian lưu lạc của tôi sau này. Không biết 4 từ này sẽ mất vào thời điểm nào? Có lẽ 4 từ này Không Bao Giờ Chết - Bất Tử. 
 
Lấy chồng Võ Bị - Lê Kim Nga 27B
 
Còn nhớ 2/1973. Tôi quen anh trong dịp anh đi công tác chiến dịch Paris ngoài Trung. Năm đó tôi chỉ là cô bé mới 16 tuổi, tôi không biết gì về Võ Bị Đà Lạt cả. Chỉ biết anh là người lính rất hiền lành tử tế. Mà tôi là người rất lý tưởng về người lính VNCH.
 
Tôi yêu hình ảnh của anh với chiếc khăn quàng cổ màu thiên thanh, với thời áo trắng mơ mộng lãng mạn trong những câu chuyện tình yêu qua sách vở, phim ảnh. 
Đến khi 4/1975, bao biến cố cho gia đình tôi. Ba tôi đi tù 8 năm. Những khốn khó mà mẹ và 11 anh chị em tôi phải trải qua khi trụ cột gia đình không còn. Tôi vẫn quyết tâm chờ đợi. 
 
Rồi đến lúc, tôi đi thăm anh ở trại tù Phước Long để tìm hiểu và quyết định cho cuộc đời mình. 
 
Khi anh nói: "Đời anh thế là hết, tận cùng xã hội. Thôi em hãy về tìm người điều kiện tốt mà nương thân gởi phận" 
 
Chính câu nói đó , càng làm tôi quyết tâm hơn nữa. 
 
Anh ra tù. Cuối năm 1979, bất chấp gia đình tôi phản đối, tôi vẫn xách gói về sống cùng anh. Tôi cũng vẫn chưa biết gì về Võ Bị. Sau này khi tình hình VN bớt căng thẳng chính trị. Sinh hoạt họp mặt bạn cũ thường xuyên hơn. Và từ những câu chuyện về trường Võ Bị.
 
Tôi càng hiểu, càng yêu mến và càng trân quý quá khứ của chồng mình. Và từ đó những bài thơ về Võ Bị của tôi xuất hiện.
Hôm nay 27/12. Ngày mà anh ra trường với tên khoá Trương Hữu Đức, (tướng Thiết Giáp).
 
   
Hình ảnh tượng trưng
Niên Trưởng Minh (15) bắt tay tôi; sắc mặt nghiêm trang:
- "Trung đội này là của anh. Cố gắng lên. May mắn." Ông quay lưng bỏ đi về hướng bộ chỉ huy đại đội. 
 
Tôi ở lại với đám lính Dù; loại lính không sợ Trời, không sợ Đất. Đứng trước những người lính dày dạng gió sương, kinh nghiệm chiến đấu đầy mình, tôi không có chút lo âu, lo sợ, hay bấn loạn. Tôi tự tin vào khả năng của mình; mặc dù tôi chưa hề có một chút kinh nghiệm chiến trường nào cả. 
- Xét về văn, tôi có khả năng làm thầy của họ. 
- Xét về võ, tôi cũng có khả năng làm thầy của họ. Thế thì, trước họ, tôi có điều gì phải lo lắng và không tự tin ?
 
Bây giờ, tôi xin ngỏ lời với trường mẹ. 
"Cảm ơn. Cảm ơn Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam".
Trường Võ Bị đã trui rèn tôi gần 3 năm 4 tháng. Trường đã cho tôi tạm đầy đủ mọi kiến thức để trở thành một cấp chỉ huy thấp nhất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Nhất là 8 tuần huấn nhục khóa 31 - Cơ hội cho tôi đứng trước hàng quân với đầy đủ mọi thành phần: tốt, xấu, ngang bướn, ương ngạnh; của xã hội miền Nam. Bây giờ là lúc xử dụng những điều mà tôi đã được học từ Trung Học, và trường Võ Bị.
 
Tôi ra lệnh tập họp trung đội, trừ những người lính có nhiệm vụ canh gát. Lập tức mọi vui vui cười cười, hớn hở, ồn ào bổng im bặt. Nhìn vào toán lính Dù, tôi nghiêm nghị:
- "Ở đây. Ai là trung đội phó?". Cả đám nhôn nhao:
- Dạ không có trung đội phó. Ông thầy.  
- Dạ không có trung đội phó. Ông thầy.
 
Có một vài anh lính cứ như thế nhắc đi nhắc lại. Tôi vẩy tay, và tất cả họ yên lặng. Tôi nghiễm nhiên trở thành ông thầy của họ một cách tự nhiên, không cần bàn cãi. Tôi hỏi:
- "Ai là Tiểu Đội Trưởng, ở đây?" Ba người lính giơ cao tay, nói:
- "Dạ em. Ông thầy"; Một Thượng Sĩ Nhất, và hai Trung Sĩ Nhất. 
 
Tôi lệnh cho anh Thượng Sĩ nhất tập họp trung đội, và trình diện tôi. Nhìn lại cạnh tôi, hai người lính khác và một anh lính truyền tin không bước vào hàng. Họ hiểu ý, trả lời:
- "Dạ. Hai đứa em là khinh binh. 
- Em mang máy". 
Thế là hai người lính khinh binh và anh mang máy không thuộc 1 trong 3 tiểu đội kia. 
 
Bắt đầu từ đây, hai người lính khinh binh là hai cánh tay của tôi. Một ở bên trái, một ở bên phải. Họ làm công việc mà má tôi đã từng làm; một khi tôi ở bên cạnh bà. 
 
Còn nhớ năm ấy, khi tôi về phép lần đầu. Tôi mặc bộ quân phục mùa hè của trường Võ Bị. Má tôi không cần biết; lễ nghi quân cách, hay tôi mang đồ gì gì cả. Má dùng 2 tay, ôm đầu tôi và ghì vào hai đầu gối của má một cách tự nhiên; như tôi chỉ là một thằng bé tí trong nhà; mà má đã sinh ra. Má cũng không cần biết tôi bao nhiêu tuổi. Tôi phản kháng lấy lệ.  Má tôi nói:
- "Tóc bạc. Tóc bạc đầy đầu kia kìa. Đưa đây má nhổ tóc bạc cho." 
 
Má tôi đau lòng; lần mò; nhổ từng cộng tóc bạc cho tôi. Tôi cảm thấy mắc cỡ trước những cặp mắt qua lại, nhưng biết làm sao hơn. Tôi phải thuận ý để má vui lòng.
 
Ở Võ Bị, một số trong chúng tôi có những mái đầu; tóc bạc bạc trắng trắng; dù rằng chúng tôi chưa bao nhiêu tuổi. Và chúng tôi thường ngân nga:
"Thiếu Úy chưa mang đầu đã bạc." 
Tình mẹ con, làm sao giải thích. 
 
Cơm nước, quần áo, đồ ngủ, những điều nặng nhọc, vân vân, nhất là sự an toàn xung quanh cá nhân tôi, bây giờ, nằm trong tay hai người lính khinh binh này. Và tai, mắt, miệng, lưỡi của tôi nằm trong tay anh chàng lính trẻ; điềm đạm; kín đáo, mang máy truyền tin bên cạnh tôi từng giờ; từng ngày. 
 
Chúng tôi trở thành bộ tứ lúc nào không hay. Có nghĩa là; không cần biết tôi ở đâu, tôi đi đâu, chắc chắn có 3 người họ bên cạnh tôi, trừ trường hợp đặc biệt.  

Tôi cho phép 3 tiểu đội trưởng rời khỏi hàng, điểm danh quân số và báo cáo. Họ báo cáo:
- "Tiểu đội 1 có 8 người. 
- Tiểu đội 2 có 9 người, và 
- Tiểu đội 3 có 7 người (3 người gát, còn lại 4 người)". 
Thế là trung đội 1 của tôi gồm cả thảy là 28 binh sĩ; cả lính lẫn quan. Tôi ra lệnh cho họ tang hàng. Họ hớn hở la lớn:
- "Nhảy Dù! Cố Gắng!". 
Tôi đã tạm ổn việc điểm danh quân số. Giờ là phòng thủ.
 
Tôi yêu cầu 3 tiểu đội trưởng đưa tôi đến xem xét vị trí phòng thủ của họ. Thật chu đáo và chắc chắn. Và đây là lúc tôi nhìn quanh; quan sát vị trí đóng quân của trung đội 1. 
Một anh lính đưa một cặp vợ chồng già đến gặp tôi. Họ là chủ căn nhà này. Chúng tôi đóng quân sân trước và vườn sau của họ. Ông già lễ độ nói:
- "Chào Thiếu Úy. Chúng tôi đi. Đây là nhà của chúng tôi. Ở đây không an toàn. Trong nhà còn ít thức ăn, nước uống. Xin Thiếu Úy và anh em cứ tự nhiên. Chúc Thiếu Úy và anh em may mắn". 
 
Ông nói trong lo âu; tuyệt vọng. Ông bà cúi đầu chào chúng tôi 1 lần nữa và rời khỏi căn nhà yêu dấu của họ. Nước mắt rưng rưng; thấp thỏm; lo âu; trong tuyệt vọng ê chề. Phút chốc, họ mất hút bên kia căn nhà lá lụp xụp, xiêu vẹo; cơ hồ như chỉ chờ một cơn gió nhẹ lướt qua.
 
Vị trí đóng quân của đại đội 151 Nhảy Dù là một xóm nhỏ. Trung đội 1 của tôi án ngữ ở ngoài cùng. Hay nói khác hơn là ngoài bìa làng. Trước mặt tôi, từ hướng 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là đám ruộng khô, đã được gặt hái. Ruộng khô, ruộng không có nước. Cách chúng tôi 60, 80, hay 100 thước là những bờ ruộng; nối kết nhau cho đ́ến những ngôi làng khác; ở trước mặt.
 
Hai người lính khinh binh đưa tôi đến một cái hầm lớn cách xa bìa làng khoảng 30 thước; Từ tốn nói:
- "Ông thầy. Hầm này là của ông thầy. Hai đứa em ở đây. Họ chỉ cho tôi thấy hai cái hầm chiến đấu bên cạnh, cách tôi khoảng 3 thước. Một bên trái, và một bên phải". 
Tôi nhìn hầm chiến đấu, mà họ đã đào sẵn cho tôi từ lúc nào tôi không biết. Cái hầm này lớn hơn của họ. Họ giải thích:
- "Hầm này dành cho ông thầy, và thằng (người lính truyền tin)". 
 
Đáng tiếc là tôi không nhớ được tên họ của 3 người lính Dù thân cận, anh dũng, và kiêu hùng này.
 
Mọi việc sắp xếp đơn vị và an ninh tạm ổn thì có nhiều tiếng xì xào, bàn tán xôn xao. Có năm bảy người lính Dù nói từ xa vọng lại:
- "Ông thầy. Dạy võ Thái Cực Đạo cho tụi em đi ông thầy?". 
 
Thế là cả đám ùn ùn kéo đến trước mặt tôi. Tôi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác. Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có cái loại lính siêng năng cần mẫn, và dễ thương như thế này sao ?
 
Tôi nhìn họ, từ người này đến người khác, lòng rộn ràng sung sướng, tôi hỏi từng tiếng chậm rải:
- "Các anh muốn tôi dạy võ cho các anh à ?"
Một loạt câu trả lời như nhau:
- "Dạ. Ông thầy." 
- "Dạ. Ông thầy."
Anh lính gầy gầy; Hạ Sĩ; có lẽ là anh chàng lý lắc của trung đội 1 đây. Tiến đến, cách tôi 2 thước, nghiêm trang nói:
- "15 thường dạy Thái Cực Đạo cho tụi em. Ông thầy dạy cho tụi em đi! Ông thầy!". 
 
Một sự khẩn khỏan, cầu cạnh đến với tôi trong lúc này. Lúc mà chúng tôi chuẩn bị cho một trận chiến long trời lở đất.
 
Tôi nhìn họ, nói từng tiếng; là hỏi; mà lòng có một nỗi vui khó tả nên lời:
- "Bây giờ hay sao ?". 
- "Dạ... 
- Dạ... 
- Dạ...." âm thanh vang xa như muốn xé nát tâm cang kẻ thù. Hú hồn cho tôi, vì tôi theo học Thái Cực Đạo tại trường Võ Bị, nếu tôi chọn Nhu Đạo, thật khó ăn nói với đám lính ngay trong hoàn cảnh này.
 
Đến đây, tôi muốn nói vài lời cảm ơn đến người niên trưởng mà tôi kính yêu. Niên Trưởng Minh; khóa 25. Cảm ơn niên trưởng. Niên trưởng đã dày công tập luyện, tạo nên một trung đội hùng tráng, dũng mãnh, mà tôi là người thừa hưởng. Tôi thầm nói với mình rằng; tôi sẽ tiếp sức với niên trưởng; huấn luyện binh sĩ của chúng ta một cách cần mẫn, hầu mong họ có cơ may sống sót trong những trận cận chiến sau này. Nhưng người tính không bằng Trời tính. Niềm ao ước ấy không bao giờ thành sự thật. 
 
Thế là tất cả bọn họ quy tụ đầy đủ và chờ đợi. Tôi hỏi 2 anh Trung Sĩ Nhất:
- "An ninh thế nào?". 
- "Dạ. Ông thầy yên tâm. Tụi em luôn luôn cẩn thận. Ông thầy đừng lo."
 
Tôi quần thảo trung đội có vẻ nhẹ nhàng hơn tân khóa sinh khóa 31 một chút. Hai mươi phút sau, tôi cho họ xả hơi, nhưng có vẻ họ không vừa lòng. 
 
Mọi người đã hơi thấm mệt. Tôi nói vẻ trịnh trọng:
- "Tôi biết các anh muốn tập tiếp, nhưng chúng ta cần chừa sức lực cho khi cần."
 
Một đoàn người trai trẻ; không cùng cha, không cùng mẹ; không cùng tôn giáo; không cùng sở thích; không cùng thôn làng. 
Họ ôm nhau nhảy nhót, vui cười như bắt được một vật quý, mà họ từng ao ước từ lâu. Cấp chỉ huy trực tiếp của họ là một Sĩ Quan Đà Lạt.   
 
Toán lính chưa hết nổi vui mừng, người lính truyền tin la lớn:
- "15 gọi ông thầy." Tôi hỏi:
- "Gọi tôi đi đâu?". Anh ta trả lời:
- "Dạ. Gọi ông thầy về bộ chỉ huy đại đội."  
Tôi không hiểu 15 gọi tôi về có điều gì dặn dò. Hơi lo lắng, tôi bước đi. Hai người lính khinh binh bám theo tôi sát nút. Tôi quày lại, nói:
- "Hai anh theo tôi làm gì?" Cả hai cùng trả lời một cách chắc chắn:
- "Dạ. Hai đứa em có bổn phận bảo vệ ông thầy". Tôi không còn cách nào khác. 
 
Từ xa, tôi thấy 15 đang ngồi chuyện trò với một ông lão trong làng. Tôi nói nhỏ với 2 người lính khinh binh:
- "Đứng xa một chút. Đừng làm cho ông lão mất hứng". Họ nói:
- "Dạ", và tảng ra xa.
 
Tôi tiến lại gần, hướng về 15, đưa tay lên nghiêm chào. 15 phất tay, ra dấu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế cũ kỹ bên cạnh. Tôi nhìn ông lão, và nói:
- "Chào bác". Ông lão gật đầu, vui vui ra vẻ khâm phục kỷ luật của lính Dù chúng tôi, nói:
- "Chào Thiếu Úy". Tôi gật đầu, nói:
- "Dạ. Cảm ơn", và ngồi xuống chiế ghế mà 15 chỉ cho tôi.
 
Ông lão rót rượu đế vào một chiếc ly nhỏ; trao cho tôi:
- "Mời Thiếu Úy!" Tôi nhìn 15, có ý hỏi:
- "Tôi có nên uống hay không?" 15 hiểu ý, nói:
- "Uống với bác vài ly". Thế là tôi nâng chiếc ly lên, uống một ngụm nhỏ. Tôi hỏi:
- "Bác ở đây một mình sao?" 
 
Ông lão trả lời với nét u buồn khó tả:
- "Vợ con tôi bán hàng ở chợ. Tôi phải ở nhà coi nhà. Nhưng giặc nổi lên khắp nơi. Biết làm sao bây giờ?"
15 tiếp lời:
- "Bác có cần tạm thời rời khỏi nhà một thời gian không? Khi nào tình hình lắng dịu, bác lại trở về". 
Ông lão yên lặng, không trả lời, và có vẻ khó quyết định. 
 
Tôi nói với ông:
- "Ở chỗ tôi đóng quân, có một cặp vợ chồng già đã rời khỏi nhà của họ, đi lánh nạn cách đây không lâu."
 
Hàn huyên tâm sự cùng ông lão mươi phút, tôi đứng dậy, chào niên trưởng Minh (15), nói:
- "Niên trưởng có cần dặn dò tôi điều gì nữa không ? Nếu không, cho tôi về coi trung đội, kẻo có điều đáng tiếc xảy ra". Niên trưởng phất tay:
- "Cẩn thận". 
 
Tôi chào ông lão trước khi trở về trung đội. Tôi hiểu rằng sự có mặt của tôi ở đó, không mang lại ích lợi gì cho 15, vì 15 trò chuyện với ông lão cũng vì mục đích an ninh cho chúng tôi. 
 
Về trung đội; tôi ra lệnh cho binh sĩ viếng thăm tất cả mọi căn nhà trong khu vực đóng quân; yêu cầu họ di tản đi nơi khác, để phòng khi có bất trắc xảy ra nơi đây. 
Hai mươi phút sau, lính của tôi báo cáo và nói rằng dân trong vùng bằng lòng rời khỏi nhà trong thời gian ngắn nhất. Thế là tôi yên lòng. Chúng tôi đã sẵn sàng. Sẵn sàng cho một trận chiến; khốc liệt; đẫm máu; hay gì gì đi nữa, xảy ra bất cứ lúc nào. Nhất là đêm nay, tối ngày 22 tháng 4 năm 1975.  

Trời đã về chiều, nhưng mặt trời vẫn còn lờn vờn trên cành cây. Khung cảnh quanh tôi thật trong sạch, nhưng có chứa chút ít tử khí. 
- "Tạch... Tạch... 
- Đùng... Đùng..." 
Thỉnh thoảng âm thanh đưa về làm cho lòng người lính trẻ không được yên tâm. Tôi thì không sao. Tôi chỉ không yên tâm cho những binh sĩ hồn nhiên dưới quyền. Họ vẫn tụm nhau cười cười; nói nói, như những âm thanh ngoài kia không hề làm họ lo sợ, nản lòng. Thật tội nghiệp. Đúng là điếc không sợ súng. Họ, người lính của tôi có biết gì đâu? Kể cả tôi. Chúng tôi chỉ là kẻ thi hành lệnh. 
 
Tôi ngoắc tay gọi anh binh nhất đến, và bảo anh ta nói nhỏ với từng người:
- "Về kiểm soát lại hầm hố. Đào sâu thêm một chút nữa. Rồi chơi". 
Thế là mọi việc xảy ra trong êm thấm tốt đẹp. Sau đó, hai anh Hạ Sĩ đến gặp tôi, và hỏi:
- "Ông thầy. Chừng nào gài mìn và lựu đạn?" 
Tôi không trả lời trực tiếp câu hỏi, tôi hỏi lại:
- "Hai anh muốn khi nào?" Họ cùng nói:
- "Tối tối một chút. Ông thầy." Tôi gật đầu. Cho tôi biết khi nào hai anh gài. Tôi sẽ đi với các anh. Họ đồng thanh:
- "Dạ", bỏ đi, mặt mày hớn hở.
Mặt trời phía sau ngọn cây dần dần xuống thấp, và mất hút. Màn đêm bắt đầu ló dạng. Không một ánh đèn. Hai người lính cho tôi biết họ đi gài chất nổ. Vị trí gài chất nổ của họ cách nhau 30 thước; trước nơi phòng thủ của chúng tôi; dọc theo bờ làng. 
 
Tôi theo họ một cách thích thú. Họ là những người lính Dù dễ thương của tôi. Tôi thật ngạc nhiên và ngầm khâm phục kỷ thuật gài mìn và lựu đạn của hai chàng lính trẻ. Một người trạc tuổi 20, 21, đen đen sạm nắng. Mắt anh luôn đượm nét lo âu. Tôi hỏi:
- "Anh vào Nhảy Dù bao lâu rồi?" 
- "Dạ ngót 3 năm. Ông thầy." Ngước nhìn tôi trong ánh sáng lờ mờ, và nói:
- "Em từ Biệt Động Quân qua." Tôi nói:
- "Sao như thế?" Anh cười cười có vẻ xấu hổ:
- "Dạ. Em được về phép. Ham chơi quá đà. Không dám trở lại đơn vị cũ. Nhà em ở Sài Gòn. Lại nữa, em thích Nhảy Dù. Em đăng Nhảy Dù cho đến nay. Bây giờ em là lính của ông thầy." 
 
Tôi ôn tồn, tiếp:
- "Đơn vị Biệt Động Quân của anh đóng ở đâu?". 
- "Dạ. Tận ngoài Trung, Pleiku; Kontum; có khi An Lão; Bồng Sơn; Tam Quan..."
 
Tôi hãnh diện trò chuyện với người lính có kinh nghiệm chiến trường này. Tôi hỏi:
- "Anh có bị thương lần nào không?" Anh trả lời vẻ buồn buồn tủi tủi:
- "Dạ không. Em không bị thương. Chắc là ông trời thương em." Tôi nói:
- "Anh lập nhiều chiến công như thế, sao lại chỉ mò đến cái lon Hạ Sĩ ?" Người lính trả lời với vẻ bẻn lẻn:
- "Dạ. Tại em ba gai. Em chỉ có mỗi cái tội ba gai." Tôi vui cười, nói:
- "Bây giờ thì sao ?" Tay anh cẩn thận đặc trái mìn xuống bờ đất, kiểm soát chắc chắn, gắn ngòi nổ, miệng trả lời:
- "Dạ. Hết rồi. Từ khi gặp 15." 
Tôi ngạc nhiên:
- "Sao lạ thế ? 15 có gì làm cho anh thuần tính ?"
- Em không biết 15 có gì. Em không dám ba gai nữa, khi làm lính của 15. Khó giải thích quá. Em có dịp cùng 15 ở trận Thường Đức năm rồi. Sau đó là trận Đức Hoà, Đức Huệ nữa. Tôi thích thú, tiếp:
- "Anh có biết 15 là thầy của tôi không ?"
- Dạ. Ông thầy quen biết 15 trước khi đến đây sao ? Tôi nói:
- "15 dạy quân sự cho tôi vào năm 1972. Tôi là khóa đàn em của ông ấy." 
Anh lính nói:
- 15 rất giỏi võ Thái Cực Đạo. Thỉnh thoảng, 15 dạy tụi em. 
 
Vui lắm. Tôi thích thú trò chuyện với người lính trẻ này, nhưng an ninh cho đơn vị là điều mà tôi cần phải hoàn thành. Tôi từ giã, căn dặn:
- "Cố gắng cẩn thận. Chớ để tai nạn xảy ra."
- "Dạ. Ông thầy có biết võ Bình Định không ?"
Một lần nữa làm tôi không thương người lính này không được. Vừa đi, vừa trả lời:
- "Biết. Sao anh biết tôi biết võ Bình Định ?"
- Hôm nào ông thầy dạy tụi em võ Bình Định đi ? Câu nói này khiến tôi dừng lại:
- "Anh không thích tập Thái Cực Đạo à ?"
- Dạ không, em thích tập cả Thái Cực Đạo lẫn võ Bình Định. Ông thầy nhớ dạy cho tụi em. Tôi để anh lính trẻ làm bổn phận, và tiến về phía bên kia. 
 
Người lính Dù thứ hai, trạc tuổi từ 20 đến 22; điềm đạm hơn:
- "Chào ông thầy." Anh nói khi tôi đến bên cạnh. Tôi chào lại:
- "Được rồi". Người lính hỏi:
- "Ông thầy thấy tụi em làm việc thế nào ?" Tôi trả lời mà lòng đầy hãnh diện; vui mừng; hớn hở:
- "Tốt lắm. Các anh tốt lắm, nhưng luôn luôn cẩn thận. Đừng để tai nạn xảy ra." Anh ta nói:
- "Ông thầy tránh xa em một chút, đừng đến đây gần quá. Em đang gài lựu đạn." Tôi thầm cảm ơn người Hạ Sĩ đáng yêu, nhưng nói:
- "Cẩn thận với trái lựu đạn trên tay anh. Nếu bất cẩn, anh sẽ lãnh đủ. Tôi thì không sao." 
 
Người lính ngạc nhiên; với vẻ nghi ngờ (nếu qủa tạc đạn này nổ, mình bị banh xác. Ông thầy làm sao tránh khỏi tai họa ?), và nói:
- "Nếu có gì xảy ra, thì cả em lẫn ông thầy sẽ ..." 
 
Tôi trả lời sự nghi ngờ của anh ta; một cách tự tin:
- "Khi trái đạn kích hỏa; tôi không có khả năng cứu anh. Nhưng tôi có 5 giây đồng hồ để thóat khỏi nơi này." 
Tôi rời khỏi vị trí đặt thuốc nổ mà lòng lân lân, sung sướng.
 
Một đêm đi qua trong yên ổn. Yên ổn, có nghĩa là sự yên ổn của đơn vị Nhảy Dù chúng tôi. Chúng tôi đang ở tại chiến trường, một chiến trường; một mất; một còn. Đạn lạc, bom nổ ầm vang. Ánh sáng tóe lửa cùng khắp.
    
Sáng hôm sau, ngày 23 tháng 4 năm 1975, hai người lính khinh binh đưa 2 anh lính gài mìn vào gặp tôi. Lúc ấy trời chỉ tờ mờ sáng. Ánh mặt trời soi rõ trên không trung; mặt dù vẫn còn lấp ló đâu đó ở phía bên kia cành cây. May mắn cho chúng tôi, từ ngày đến đây, mưa chưa đổ xuống hột nào. Hai anh Hạ Sĩ chào tôi, một trong 2 anh nói:
- "Chào ông thầy. Ông thầy muốn tụi em gỡ mìn chưa ?" 
Tôi nhìn 2 anh, chậm rãi nói:
- "Để yên đó. Không cần gỡ ngay bây giờ." Họ có vẻ ngạc nhiên, nhìn tôi, không nói lời nào. Tôi hiểu ý, và dặn dò:
- "Tất cả mọi mìn bẩy mà hai anh gài. Hai anh cần bao lâu thì gỡ tất cả an toàn ?" Người này nhìn người kia, trả lời:
- "Dạ cần từ 10 đến 15 phút." 
Tôi ra lệnh:
- "Bây giờ hai anh đến vị trí đặt mìn của mình, kiểm soát lại một lần nữa cho chắc ăn. Kế đó. Hai anh lần mò những nơi không đặt mìn, và giả như anh đặt mìn bẩy ở nơi đó. Càng rộng; càng xa càng tốt. Sau khi là việc này xong, trở về ăn sáng, và tập Thái Cực Đạo. Muốn không ?" 
 
Thế là mấy tiếng cười rật rật; sung sướng vang lên, trong bầu không khí ngột ngạc của tử chiến. 
 
Tôi cho toán lính Nhảy Dù tập những thế cận chiến căn bản thiết thực; mà họ cần cho sự sống khi cận chiến. Tôi lần mò đến bên cạnh một anh binh nhất, tôi hỏi vào tai anh:
- "Anh là người Bình Định phải không ?" Anh ta ngưng tập, và đứng thẳng nói:
- "Dạ, em là người Phú Phong." 
Phú Phong là một thị trấn nhỏ nằm trên Quốc lộ 19; từ Qui Nhơn dẫn đến Pleiku. Tôi hỏi:
- "Anh có biết võ Bình Định không ?" 
Anh kính cẩn nói:
- "Dạ biết. Em có cơ hội tập võ Bình Định 4 năm. Ba em dạy em." 
Tôi hỏi anh:
- "Tôi muốn anh giúp tôi, dạy lại cho bạn bè của anh những thế cận chiến. Anh bằng lòng không ?"
- "Dạ. 
- Dạ. Em sẽ làm theo ý của ông thầy." 
 
Thời gian trôi qua thật nhanh. Tôi cho nghỉ tập. Thế là mọi việc xảy ra như một cái chợ. Nhìn trung đội lính của tôi cười cười; nói nói; xôn xao bàn tán; mà lòng xót xa. Tôi và họ chẳng phải là anh em; hay bà con thân thích, nhưng sao lòng tôi lo lắng cho họ hơn cả bản thân mình.
 
Mặt trời nằm ở đỉnh đầu, không khí trong lành. Đạn nổ nhiều hơn hôm trước. Lòng tôi thấp thỏm, nhưng binh sĩ của tôi xem như chẳng có gì đáng lo. Họ vẫn nói nói cười cười như mọi ngày. Họ đi tới đi lui, chọc ghẹo nhau; như chẳng khác nào họ đang đi cắm trại hè.
 
Bỗng tiếng la hét bên ngoài:
- "Mày theo tao. Vô đây. Vô đây. Gặp ông thầy." 
Anh tiểu đội trưởng kéo lê một anh binh nhất, vừa giận dữ, vừa la lớn:
- "Ông thầy. Nó uống rượu." 
Anh tiểu đội trưởng và anh binh nhất; trong nháy mắt; đã đứng trước mặt tôi, tôi hỏi:
- "Xảy ra điều gì ?"
- Dạ. Nó uống rượu. Ông thầy.
Người binh nhất đưa mắt nhìn tôi; cuối đầu thấp xuống; và không buồn chào cấp chỉ huy của anh ta. Tôi nói:
- "Anh trình diện tôi đi." 
Anh đứng nghiêm chào tay, và xưng danh. Tôi hỏi:
- "Có phải anh đã uống rượu không ?"
- "Dạ" 
Tôi hỏi:
- "Anh có biết chúng ta sẽ chạm địch bất cứ lúc nào, không ?"
- "Dạ"
- Sao anh uống rượu ? Nếu chạm địch, ai giúp anh ? và anh sẽ giúp được ai ?
- Hừ!Hừ!Hừ! Anh ù à ù ừ không trả lời. Tôi đưa mắt về anh tiểu đội trưởng:
- "Nếu một binh sĩ uống rượu trong thời gian chờ chạm địch, sẽ bị phạt như thế nào ?" 
Anh tiểu đội trưởng trả lời:
- "Dạ. 20 roi. Ông thầy." 
Tôi hỏi anh binh nhất:
- "Anh uống rượu trong lúc này. Tội của anh khó tha. Bây giờ anh thi hành lệnh phạt. Anh có chấp nhận lệnh phạt không ?"
- Dạ. Mặt anh ta buồn rũ rượi.
Tôi nói với tiểu đội trưởng:
- "Anh đi tìm một cây roi vào đây cho tôi"
- Dạ. 
Và chớp mắt, anh mang vào một cái roi, đường kính bằng 2 ngón tay, nói:
- "Dạ đây." 
Tôi ra lệnh cho cả hai:
- "Bây giờ tôi tạm phạt anh 10 roi. Anh tiểu đội trưởng đánh anh 10 roi. Anh nợ tôi 10 roi. Thế nào ?" 
Cả hai đều tỏ vẻ ngạc nhiên với lệnh phạt của tôi. Nhất là chàng trai trẻ Nhảy Dù binh nhất, với niềm hân hoan trên môi. Thế là 
- "Chát... 
- Chát... 
- Chát..." 
Mỗi roi là một vết lằn sâu trên da thịt người lính tôi yêu mến. Da anh rướm máu, nhưng lòng tôi ướm máu. Người lính đau da thịt, nhưng tôi đau trong lòng. Tôi đưa tay phải thòng thòng xuống đất, ngón tay tôi xoay xoay; ra dấu; nhẹ nhẹ; nhẹ nhẹ một chút. 
Nhưng nào có nhè nhẹ cho đâu.
 
Thọ phạt xong, anh binh nhất chào tôi:
- "Cảm ơn ông thầy" và đi nhanh về vùng vị trí phòng thủ của mình. Người tiểu đội trưởng nói vào tai tôi:
- "Em biết ông thầy muốn đánh nó nhẹ nhẹ một chút, nhưng như thế sẽ khó khăn sau này." 
 
Đây là kỷ luật của lính Nhảy Dù sao ? Kỷ luật của trung đội 1, đại đội 151 Nhảy Dù sao ? Tôi nghĩ sau này không cần phải dùng cách này để phạt binh sĩ. Tôi có cách khác. Và cách khác của tôi; chẳng bao giờ được dùng. Không biết là Phúc hay Họa ?   

5. Nhà Thờ Giáo Xứ Fatima Bình Triệu: [4]
Vào khoảng 3 hay 4 giờ chiều ngày 25 tháng 4 năm 1975, tôi nhận lệnh thu quân, và đưa trung đội về hướng ban chỉ huy đại đội. Khi chúng tôi đến đó; chúng tôi tiếp tục di chuyển thêm 5 hay 7 phút nữa. Trước mặt chúng tôi là một đoàn xe GMC; tôi không buồn đếm có bao nhiêu chiếc. Việc mà tôi làm; là hướng dẫn binh sĩ lên xe chẩn bị cho việc chuyển quân. Tôi không biết sẽ đi đến đâu.

 

 
Hình ảnh tượng trưng
Đoàn GMC di chuyển. Trung đội của chúng tôi ở xe sau cùng. Xe lăn bánh, nhưng tôi không biết chúng tôi đang đi về đâu; vì tôi không biết vùng đất này. Xe chúng tôi vượt qua khỏi nhiều khúc quanh đường đất; miền ruộng, và leo lên một con lộ trán nhựa. Đoàn GMC tiếp tục lăn bánh; không vội vã, cũng không quá chậm. Cảnh giao thông trên con lộ; có vẻ nhộn nhịp, nhưng không dấu được nét ưu tư, buồn chán. Người người; như muốn vội về nhà, hay muốn đi về trung tâm Sài Gòn; tìm sự an lành cho bản thân.
 
Khi đoàn xe dừng lại, thì lệnh xuống xe được ban hành. Chúng tôi rời khỏi xe GMC, và tấp vào lề bên trái của con lộ. Nhìn về hướng đầu đoàn xe, phía bên phải là một nhà thờ; mà bây giờ tôi mới biết là nhà thờ giáo xứ Fatima Bình Triệu. Nhà thờ này ở bên cạnh sông Sài Gòn; hướng Tây Bắc của cầu Bình Triệu.
 
Ở trước cổng và trên sân nhà thờ, có nhiều con chiên đi lễ. Kẻ ra; người vào, tấp nập ngược xuôi. Nét u uẩn hằng sâu trên gương mặt lo lắng; sợ hãi. Họ đến đây cầu xin đức Chúa Trời ban phước lành cho gia đình, và thân nhân của họ. Tôi ước đoán; từ nơi tôi đổ quân đến cổng nhà thờ; vào khoảng 90 hay 100 thước. Rác rến, giấy lộn, vỏ xe hư hỏng, vân vân, vung vãi khắp nơi. Một cảnh tượng tiêu điều, rùng rợn; cơ hồ muốn đưa con người ta vào cõi chết. 

Trước mặt nhà thờ, hay nói khác hơn; phía tay trái của tôi là một khoảnh đất ruộng khô (ruộng khô đã gặt lúa); trống trải. Lập tức, người lính mang máy đến sát bên tôi, nói:
- "Ông thầy. 15 lệnh cho chúng ta chiếm bờ cao ở bên kia bờ ruộng." 
 
Nhìn về phía xa, trước mặt nhà thờ, là một khu đất cao; rộng khoảng 50 thước, cách nơi tôi đứng khoảng 80, 90 thước. Tôi đưa quân tiến hàng ngang về hướng đó. Tôi bước về phía trước. Bỗng hai cánh tay; một bên trái, một bên phải, giữ tôi lại. Tôi la lớn:
- "Buông ra. Hai anh làm gì thế?" 
Đôi mắt giận dữ của tôi, dán vào gương mặt trung hậu; đầy kinh nghiệm chiến trường; của hai anh lính khinh binh của tôi. 
Họ nói cùng một lúc:
- "Em là khinh binh!" 
- "Em là khinh binh!". Tôi gạt tay họ ra khỏi người tôi, lớn tiếng nói:
- "Tôi biết. Thì đi. Tiến lên." Họ đồng phản đối:
- "Ông thầy không được đi trước." 
 
Chớp mắt, họ cách xa tôi, xa tôi. Và họ chiếm bờ đất trước khi trung đội đến nơi. May mắn cho chúng tôi. Địch quân không chờ sẵn ở bờ đê bên kia. Tiến quân theo cách này, lòng tôi không nỡ, nhưng có còn làm gì hơn. Tôi thật hãnh diện được may mắn làm cấp chỉ huy trực tiếp của 2 trong 27 người lính Nhảy Dù này; họ; đầy lòng can đảm; chí khí và trung kiên. Cho nên,
không thể dùng cấp bậc để đo lường sự can đảm, khí tiết và lòng trung kiên của người lính; trong thời chinh chiến. 
 
Và khi nhắc lại điều này; họ; hai người lính khinh binh, mà tôi vừa có duyên gặp trong mấy ngày hôm nay. Họ tự nhận mình là lính khinh binh, bình thường; người ta gọi họ là cận vệ; hay gạt đờ co. Với tôi; họ là người anh em thân thiết của tôi ngoài mặt trận; người mà tôi có thể chết cho họ sống. 
 
Tôi là người ngoài Trung. Họ là người trong Nam. Chúng tôi chưa có dịp tâm tư tình cảm gì cả. Tôi và họ; nếu nói cho cùng là người dưng nước lã; cũng không sai. Tôi và họ chưa có ân oán; tình thù gì cả, cũng không có tình sâu nghĩa nặng. Thế nhưng trước họng súng của kẻ thù, họ lại dành phần đi trước. Họ chắn đạn cho tôi. Họ dùng tấm thân trai trẻ mà cha mẹ họ sinh ra; để bảo vệ cho tôi; một kẻ xa lạ. Vì đâu, hay tại sao họ che đạn cho tôi ? Có ai giải thích giùm ? Giữa họ và tôi có tình gì ? Tôi thầm cảm ơn hai người lính khinh binh; can đảm và trung hậu năm xưa. 
 
Bây giờ, có lẽ họ đã là ông nội, hay ông ngoại rồi. Họ còn ở quê nhà, hay lưu lạc nơi đâu? Tôi luôn luôn cầu mong họ; những người lính Nhảy Dù anh dũng của tôi; và gia đình được an khang, hạnh phúc.

Trong chớp mắt, chúng tôi đã tràn ngập bờ ruộng bên kia, không một giọt máu.
 
Bờ đất mà chúng tôi vừa chiếm được, dài khoảng 50 thước, và rộng khoảng 10 thước. Có nơi nhô ra khoảng 15 thước. Mặt đất lô nhô, gập ghềnh, có nhiều chỗ trũng; được bao phủ bỡi một lớp cỏ xanh tươi, mượt mà. Khi chúng tôi đến, nơi này như sắp biến thành một vùng đất chết. Từ xưa đến nay, nơi nào mà đơn vị Nhảy Dù đưa quân đến; có bao giờ là nơi dùng để rong chơi, hưởng thụ thú vui điền viên ? 
 
Trong chớp mắt, một trong 3 Tiểu đội trưởng đến bên tôi, chào và nói:
- Ông thầy có muốn đi xem cách phòng thủ của tụi em không ? 
Tôi nói:
- Đi. 
Tôi theo anh ta đến tận phía xa cùng, bờ bên phải của nhà thờ. Tôi lần lượt kiểm soát cả khu vực bờ đê trước mặt nhà thờ. Và binh sĩ của tôi hướng mũi súng về phía xa xa kia; như để bảo vệ con chiên của Chúa. Và đó là nơi bộ chỉ huy đại đội đóng quân.
 
Tôi thật bất ngờ; vì đây là lần đầu trong đời; tôi thấy một đơn vị Nhảy Dù dàn quân bố trận một cách nhanh chóng. Trong chớp mắt, họ đã xong hầm hố phòng thủ; thật khôn ngoan và chắc chắn. Trung đội lính của tôi, có lẽ họ có tình ý tương thông, như hiểu ngầm ý của nhau. Chưa cần lệnh của tôi, họ đã tự phân phối vị  trí, mà mỗi một nơi; họ có thể tiếp ứng nhau khi cuộc chạm súng xảy ra. 
 
Ba người Tiểu đội trưởng đến bên tôi, chào và hỏi:
- Ông thầy thấy thế nào ?
- Có cần tụi em sửa đổi gì không ? 
Tôi hài lòng, vui vẻ đáp:
- Ba anh và lính của chúng ta có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Tốt lắm. Tôi không có ý kiến. 
Họ tỏ vẻ hãnh diện, khoe:
- Ba đứa em "Ăn Rơ" với nhau, luôn luôn là như thế.
Họ tiến về vị trí phòng thủ của họ, và tôi được anh lính khinh binh đưa đến vị trí chiến đấu của tôi.
 
Bên trái hầm chiến đấu của tôi là một cây nhỏ; mà tôi không biết tên, cành lá rũ xuống mặt nước. Có lẽ trước mặt tôi là một con lạch nhỏ và cạn. Con lạch này trải dài, uống lượn theo hầm hố phòng thủ của chúng tôi; rộng vào khoảng 2 thước. Trước mặt chúng tôi là một cánh đồng rộng. Phía xa xa, một vài xóm nhà mọc lên trong ánh sáng chiều; vàng úa.
 
Bỗng một anh lính bên cánh phải, vội chạy về cạnh tôi, và nói:
- "Ông thầy lại đây xem. Em nghĩ là du kích." 
Tôi theo anh lính, và nhìn về hướng tay anh chỉ. Một cái đầu lú ra từ một lùm cây; nằm trên một khu đất nhỏ; giữa cánh đồng rộng mênh mông. Đúng là thế. Người lính tiểu đội trưởng hỏi tôi:
- Có cần bắn nó không ông thầy ? 
Tôi quan sát xung quanh, và hỏi:
- Tôi chỉ thấy 1 cái đầu. Các anh có thấy gì thêm nữa không? 
Hai, ba người trả lời:
- Dạ. Không thấy gì nữa cả. Tôi nói:
- Không nên bắn. Coi chừng bắn lầm. 
Miệng nói thế, nhưng lòng tôi hiểu rằng Cộng quân đang cho người theo dõi đơn vị chúng tôi. Một âm thanh ra vẻ thất vọng:
- Việt Cộng theo dõi chúng ta. Làm sao ông thầy ? 
Tôi lệnh cho anh tiểu đội trưởng:
- "Anh cho 1 người tiến về nơi đó, và mang người ấy về đây cho tôi"
- "Dạ. Nếu nó phản kháng, thì làm sao?" Tôi trả lời không suy nghĩ:
- "Anh có quyền tự vệ." 
 
Người lính hướng về phía cái đầu, súng sẵn sàng nhả đạn. Anh lính đi khoảng 30 thước, rồi 50 thước, cái đầu bỗng nhô cao lên và đứng dậy. Thì ra là một cô gái. Anh đưa cô gái về gặp tôi. Cô bé vào khoảng 15 hay 16 tuổi; nét mặt xinh xắn; hồn nhiên với bộ bà ba đen của miền ruộng nước. 
 
Cô nhìn tôi tỏ vẻ lúng túng. Người lính nói:
- "Du kích đó ông thầy. Em nói không sai đâu." 
Người truyền tin của tôi nói:
- "Có cần báo cáo cho 15 không ? ông thầy." 
Tôi khoác tay:
- "Chờ chút." Tôi hỏi cô bé:
- "Em làm gì ngoài đồng trống một mình như thế? Có phải em lấy tin tức cho Việt Cộng không?" 
Cô bé nhìn tôi lo sợ, ú a ú ớ:
- "Hư...
- Hư...
- Hư...
- Đâu có." 
Mặt cô bỗng biến sắc; tái xanh. Người truyền tin của tôi thúc giục:
- "Báo cáo cho 15 đi ông thầy." 
Một tia sáng táo bạo; lóe lên trong đầu tôi. Tôi hỏi những người lính xung quanh:
- "Nếu tối nay Việt Cộng tấn công chúng ta, các anh có sợ không ?" 
Họ đồng thanh trả lời một cách cương quyết:
- "Không. Tụi em chưa sợ Việt Cộng bao giờ." 
Tôi nói với cô bé:
- "Em phải rời khỏi vị trí đóng quân của chúng tôi, ngay lập tức. Đừng chọc giận lính Nhảy Dù chúng tôi." 
Tôi nhấn mạnh 3 tiếng "Lính Nhảy Dù." Tôi lệnh cho anh lính; người đã mang cô gái đến với tôi:
- "Trả cô bé trở lại vị trí cũ, và theo dõi cô ta rời khỏi vùng này."
- "Dạ." 
Anh ta đưa cô bé đi, trước sự ngạc nhiên của nhiều người lính xung quanh tôi. 
 
Chiếc bóng nhỏ thó; đen đen; dần dần mất hút khỏi ánh nhìn của chúng tôi; chìm trong ánh sáng mờ mờ, tỏ tỏ, của buổi hoàng hôn ảm đạm. Tôi đã thả đi một tên du kích con. Đúng hay Sai ? 
 
Tôi không cần biết là Đúng, hay Sai vào lúc này. Chúng đã biết đơn vị chúng tôi đóng quân ở đây rồi. Tôi chỉ biết có hai trường hợp có thể xảy ra:
1. Nếu chúng có gan tấn công đêm nay, chúng tôi sẵn sàng; 
2. Ngược lại, nếu chúng sợ "Lính Nhảy Dù", thì lính Nhảy Dù của tôi sẽ có thêm 1 đêm yên ổn nữa.
 
Ánh sáng ban đêm buông xuống từ từ, thì mực nước con lạch dâng lên từ từ. Anh khinh binh bên cạnh tôi, thì thầm, nói:
- "Nước lên cao rồi ông thầy." 
 
Đôi giày của tôi đầy nước. Có ai biết đâu đời lính gian nan thế này. Chúng tôi để nước xâm chiếm cơ thể, và ngồi đây chờ địch từ 1 hướng nào; mà chúng tôi không tiên đoán được. Có đoạn nào? của cuốn Binh Thư nào?; dạy cho chúng tôi chiến đấu như thế này đâu? Chúng tôi chiến đấu trong tình cảnh thụ động. Chúng tôi không thể chọn chiến trường, mà chúng tôi đánh địch ở chiến trường mà địch đã chọn. Lần đầu ra trận, tôi đã có cảm giác là mình ở thế hạ phong. 
 
Một Sĩ Quan trẻ như tôi; vừa rời khỏi trường mẹ chỉ được vài ngày; chưa có chút kinh nghiệm chiến trường nào; mà tôi đã hiểu được điều đơn giản này. Thế thì, bao nhiêu tướng tài trong QLVNCH không hiểu được sao ? Ai trói tay họ ? Ai cột chân họ ? Câu trả lời ngắn gọn và rất dễ hiểu - Cộng Sản Quốc Tế. Cộng Sản Quốc Tế đã toa rập với đảng Dân Chủ Mỹ làm điều này.
 ******************
 
Hôm nay, nếu nghiền ngẫm lại theo thời gian, chúng ta có thể có một vài kết luận như sau:
 Chiến tranh VN (1954-1975)
A. Kết qủa sau khi chiến tranh VN chấm dứt:
1. Cộng Sản Việt Nam (Cộng Sản quốc tế) chiếm Miền Nam Việt Nam (chiếm cả Việt Nam).
2.
Cộng Sản quốc tế tan rã năm 1991. 
    a. Cộng Sản Trung Á như Kazakhstan, Uzbekekistan, Turkmenistan, vân vân, tách rời khỏi Cộng Sản Liên Bang Nga
    b. Cộng Sản Đông Âu, gồm Đông Đức, Ba Lan, Czechia, Hungary, Romania, Slovakia, Hungary, Croatia, vân vân, tách rời khỏi Cộng Sản Liên Bang Nga.

B. Ai thắng sau chiến tranh VN:
1. Cộng Sản Mỹ, Cộng Sản Đông Âu, Cộng Sản Trung Á, thế giới Tự Do, và
2. Cộng Sản Tàu, và
Cộng Sản Việt Nam.
 
C. Ai bại sau chiến tranh VN:
1. Cộng Sản Nga sụp đổ ngày 21/12/1991, và;
2. Người Mỹ Quốc Gia; và
3. Đồng bào Việt Nam Quốc Gia (
Việt Nam Tự Do) từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
 
Kết luận:
 
3. (2021): Đảng Dân Chủ Cộng Sản Mỹ Cố Tình chạy trốn khỏi Afghanistan;
4. (2022): Đảng Dân Chủ
Cộng Sản Mỹ đang làm gì tại Ukraine ? Với mụch đích gì ??? Cơ hội tốt cho Cộng Sản Nga, và Cộng Sản Tàu.
 ---------------------

Khi ánh đèn leo lét phát ra từ nhà thờ và vùng phụ cận, thì màn đêm cũng đã trùm xuống một thứ gì làm tôi ngạt thở. Thỉnh thoảng; tiếng đạn pháo kích nổ lên liên hồi; từ phía xa xa kia, ở hướng đông bắc của chúng tôi. Vài chiếc trực thăng, và L19 bay lờn vờn trên bầu trời đầy sao; như muốn đùa vui với tia đạn chớp của phòng không địch. Tôi thật cảm phục những anh hùng Không Quân của QLVNCH. Sau đó, những tràng đạn từ trên không trung rải xuống như gầm thét, và mất hút. 
 
May mắn thay, đơn vị chúng tôi đã hưởng được đêm vàng son, yên ổn, tại khu vực này. Có lẽ địch lo sợ đụng phải lính Nhảy Dù. 
 
Trong khi các tiểu đoàn khác của Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù như Tiểu Đoàn 12, hay 14 chạm nhẹ với quân du kích ở vùng đông bắc chúng tôi, thì đại đội 151 chúng tôi chưa mất một viên đạn nào. Đạn của tôi vẫn nằm trong nòng súng, và chờ. Chờ nhả đạn bất cứ khi nào. Tinh thần chiến đấu của binh sĩ Nhảy Dù còn nguyên vẹn. Hàng ngũ chỉnh tề. Chờ lệnh.    
 
6. Giữ an ninh phía nam đầu cầu Bình Triệu - Đoàn người chạy về Thủ Đô ? [4]
 

Chiều ngày 27/4/1975, tôi được lệnh thu quân về vị trí cũ; trước mặt nhà thờ. Sau đó, trung đội của tôi di chuyển theo đại đội 151 Nhảy Dù. Trời chiều ảm đạm, nhưng con chiên và dân chúng trong vùng; không mệt mỏi; tụm lại thành nhiều nhóm nhỏ; trao cho chúng tôi đồ ăn, nước uống với tình quân dân cá nước. Mắt họ không dấu được sự ưu phiền; sợ hãi; pha lẫn với niềm hy vọng chứa chan. [xem hình trên - số 1]
- "Cố gắng lên. Các anh lính Nhảy Dù."
- "Cố gắng lên. Các anh lính Nhảy Dù."
 
Miệng họ mếu máo. Mắt họ rưng rưng. Từng giọt lệ. Từng giọt lệ trào ra từ trái tim hiền hậu của người dân miền Nam chân chất.
 
Tôi bước đi mà lòng đầy an ủi. Đó là lý do tại sao QLVNCH chiến đấu. Chúng tôi chiến đấu cho dân chúng tôi. Chúng tôi chiến đấu để mang lại Tự Do cho dân miền Nam. Hãy nhìn lại tất cả mọi trận chiến. Khi chiến sự xảy ra nơi đâu, dân chúng luôn luôn chạy về phía quân đội Quốc Gia (QLVNCH) để tìm sự che chở, cứu thương và giúp đỡ. QLVNCH; một quân đội, một tay chống giặc, một tay cứu dân. 
 
Trung đội 1 rảo bước; nối đuôi nhau thành hàng một, bên lề phải con đường. Tôi đi bên trái của họ. Lúc tôi ở gần đầu hàng quân, lúc tôi ở gần cuối hàng quân. Mỗi khi tôi gần người lính nào, tôi đều bắt gặp cặp mắt trao gởi. Những ánh mắt không diễn tả được bằng lời. Ánh mắt của tôi, cử chỉ của tôi, sắc mặt của tôi, và sự tự tin của tôi là niềm hy vọng của họ. Họ trao sự sống của họ cho một người lính trẻ Võ Bị, vừa ăn vài ngày cơm của Nhảy Dù. Tôi tự nói với mình:"Các anh trao gởi niền tin đúng người rồi. Yên tâm đi."
 
Không biết bao lâu, chúng tôi đã đến 1 xóm nhà; dọc 2 bên con lộ. Nơi đây, một số căn nhà 2 tầng, một số căn nhà 3 tầng. Thỉnh thoảng, một vài tia mắt nhìn ra từ cửa sổ; cùng nét lo âu. Con lộ trở nên vắng lặng, thật ngột ngạt. Một vài căn nhà xiêu vẹo, vách gỗ, lỗ chỗ, hư hỏng. Cảm giác của tôi không được ổn. Tôi đưa tay trái ra, hướng về phía tiểu đội sau cùng, và phất tay từ nơi họ sang bên kia đường, nói:
- "Hai hàng."
Lập tức trung đội của tôi có đội hình hai hàng, với tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tôi có cảm giác là đại đội 151 đang thu quân (lui quân, thu binh, hay lui binh). Nét mặt các binh sĩ của tôi; không còn vẻ hồn nhiên ngây thơ; như những ngày qua, nhưng không dấu được sự hiên ngang của lính Nhảy Dù. 

Tôi bắt đầu rẽ phải. Phía trước là một cây cầu bê tông cốt sắt (bây giờ tôi biết tên, là cầu Bình Triệu). Nước vẫn chảy hiền hòa dưới cầu như mọi ngày, nhưng ra vẻ khó chịu khi đoàn quân chúng tôi rảo bước tiến qua. Một dấu hiệu bất lành cho dòng sông.
 
Qua khỏi cây cầu, chúng tôi xuống một con dốc nhỏ. Cuối con dốc, con đường lệch về trái, và leo lên một triền đất hơi cao. Tôi được lệnh đóng quân tại vị trí này. Hàng quân bên phải của tôi chiếm 3 căn nhà, và hàng quân bên trái chiếm 2 căn, dùng làm nơi phòng thủ [xem hình trên - số 1].    
 
Tôi lệnh cho binh sĩ yêu cầu dân trong những ngôi nhà này; tạm thời di chuyển đi nơi khác; để tránh trường hợp chạm súng xảy ra. Tôi vào căn nhà đầu bên phải, leo lên gát trên. Người đàn bà; khoảng trên dưới 40 và cậu con trai 9, hay 10 tuổi, đang thu dọn quần áo và vật dụng cần thiết cho việc ra đi. 
 
Tôi nói:
- "Bà làm ơn rời khỏi nơi đây một thời gian. Khi nào yên ổn, bà lại về." 
 
Bà ngưng tay, nhìn tôi vừa lo lắng; vừa hốt hoảng:
- "Chào ông Thiếu Úy. Có nguy hiểm lắm không Thiếu Úy?" 
Tôi trả lời:
- "Tôi không biết được. Thưa bà"
Hai mẹ con biến mất khỏi căn nhà thân yêu của họ, mà lòng đầy chua xót, đau thương.

Bánh xe thời gian cứ quay, không chờ ai cả. Mặt trời cũng muốn trốn khỏi chúng tôi. Tôi xuống đường lộ, kiểm soát cách phòng thủ của trung đội. Chúng tôi xử dụng 5 căn nhà. Ba nhà có tầng gát trên. 

Từ trên dốc, một chiếc ba gát nhẹ nhàng lăn bánh về hướng chúng tôi, và dừng lại khi 2 người lính của tôi chận lại để kiểm soát an ninh. Một người chạy đến bên tôi, thì thầm nói:
- "Ông thầy. Dân chúng xung quanh đây, mang cho chúng ta lương thực, và nước uống. Nhận không, ông thầy?"
 

Tôi nói nhỏ:
- "Kiểm soát cẩn thận. Coi chừng du kích. Mỗi tiểu đội một người. Mang về phân phát cho anh em." 
 
Nhìn về hướng xa, người đàn bà; chủ nhà tôi chiếm giữ, nở nụ cười vui tươi, gật đầu chào tôi. Tôi gật đầu chào bà, tỏ ý cảm ơn.
 
Tôi thầm cảm phục tình thương của dân chúng; dành cho chúng tôi; trong những ngày hành quân vừa qua. Tiếng pháo kích ngày càng dữ dội, nhất là đêm nay, 29/4/1975. 
 
Những ngày qua, dù không nghe được tin tức, tôi vẫn đoán được; là có một số trong chúng tôi đã ra đi. Kẻ đi, người ở. Kẻ có cơ hội, ra đi. Người không có cơ hội, ở lại. Chúng tôi là chiến binh. Chúng tôi phải giữ an toàn cho kẻ đi, người ở.    
 
    Sáng sớm ngày 30/4/1975 [xem hình trên - số 2], tôi được lệnh rời khỏi vị trí phòng thủ, và tiến quân, đóng ở phía Nam đầu cầu Bình Triệu. Trước mặt tôi, có rất nhiều người, đủ mọi thành phần. Nhất là binh sĩ của chúng ta (lính VNCH). Một số trong họ còn cầm súng trên tay. Có cả xe mang theo đại liên 50. Tôi lệnh cho người lính truyền tin:
- "Hỏi 15. Lính của mình từ các nơi chạy về đông quá. Bây giờ Làm sao ?" 
 
Chưa đầy ba giây đồng hồ, anh ta nói:
- "15 lệnh cho ông thầy - Chận họ lại"
 
Nhìn đoàn quân của QLVNCH từ xa mà lòng tôi lo lắng. Tôi đã trải qua một cuộc triệt thoái khủng khiếp; từ Đà Lạt về Bình Tuy; tháng 3 vừa rồi. Trường Võ Bị, binh sĩ các nơi và dân chúng chen chân nhau rời bỏ Đà Lạt. Bao hỗn tạp, lộn xộn, khó khăn và nguy hiểm như hiện rõ trước mắt tôi lúc này. 

Trước mặt tôi, bên phải lề đường, một cuộn dây kẽm gai xuất hiện từ khi nào tôi không biết. Thật may mắn cho tôi. Tôi khoác tay cho hai, ba anh binh sĩ:
- "Căng dây kẽm gai ra. Chận họ lại."
 
Thế là cuộn dây kẽm gai sẵn sàng chờ đoàn quân nhân; cán chính VNCH; cùng dân chúng, chạy về từ miền Trung, Long Khánh hay Biên Hoà... 
Họ còn cách tôi 50 thước. Tôi bước ra giữa con lộ, lớn tiếng hỏi:
- "Trung đội nghe đây. Tất cả phòng thủ xong chưa ?" 
Nhiều tiếng trả lời từ 2 bên:
- "Dạ. Xong rồi."
 
Từ cuộn kẽm gai; đơn sơ; đến người lính gần nhất vào khoảng 30 thước. Tôi đi về phía cuộn kẽm gai. Hai người khinh binh và truyền tin theo bước chân tôi. Chúng tôi đứng hàng ngang. Tôi đứng giữa. Hai bên là hai anh khinh binh. Người truyển tin đứng sau lưng tôi.

Thế là 4 người lính Nhảy Dù, 1 quan, 3 binh sĩ, sẵn sàng chận bước tiến như vũ bão của 1 đoàn quân đang chạy loạn; nhìn đến tận chân trời. 
Tôi than thầm"
- Đời mình chắc là kếtt thúc tại đây.
"Chớ đuổi chó đến đường cùng", 
hay nói khác hơn:
"Đừng bao giờ chận bít đường lui của 1 đoàn quân thất trận"
Tôi bây giờ thì sao ? Trước mặt tôi là đoàn quân gì ? Có binh thư nào giúp tôi trong hoàn cảnh này? 
Trong khi đó, quân lệnh:
- "Chận họ lại." 
 
Thế nào là "Chận họ lại?" 
Trung đội của tôi chưa đầy 30 người, với 1 cuộn kẽm gai sơ sài. Chúng tôi phải chận đứng sự tiến bước của 1 đoàn người; hàng chục ngàn?; hay hàng năm chục ngàn?, hay hàng trăm ngàn? Tôi không ước lượng được. Họ đang hăm hở; xông xáo tiến về chúng tôi; súng ống trên tay, như muốn nuốt sống con mồi nhỏ bé. Giòng thác người trước mặt thật khủng khiếp. 
 
Ba người lính cạnh tôi, lo lắng hỏi:
- "Ông thầy. Giờ mình làm sao?" 
Tôi không có cách nào trả lời. Làm sao? Làm sao?

Những người đi đầu của đoàn người vừa đến. Tôi đưa tay chận họ lại. Trước mặt tôi, một số sĩ quan cấp Đại Úy trở xuống. Phần lớn là Hạ Sĩ quan và binh sĩ, đủ mọi màu áo quân binh chủng. Tôi đưa mắt nhìn họ với sự quả quyết:
- "Thưa các vị sĩ quan, cùng anh em binh sĩ. Tôi là Nguyễn Văn Thành, sĩ quan Đà Lạt khóa 28 (tôi thật ngượng ngùng khi nói đến nơi xuất thân của mình, nhưng tôi có lý do của tôi). Tôi là đơn vị trưởng Nhảy Dù ở đây. Tôi có bổn phận giữ an ninh cho thủ đô Sài Gòn tại đây. Nếu bất kỳ ai bước qua hàng rào kẽm gai sơ sài này, mà không có lệnh của tôi, thì binh sĩ của tôi sẽ nổ súng." 
 
Lập tức tôi hướng về phía binh sĩ Nhảy Dù, ra lệnh:
- "Anh em Nhảy Dù nghe lệnh. Bất cứ ai; bước qua hàng rào này mà không có lệnh của tôi. Tôi ra lệnh cho các anh - Nổ Súng." 
 
Tất cả im phăng phắt. Tất cả mọi người trước mặt tôi từ quan đến lính, không ai dám nhúc nhích, bàn tán xôn xao. Thật là may mắn cho tôi. Người lính khinh binh lo sợ, nói:
- "Ông thầy đứng đây mà. Bắn trúng ông thầy sao?" 
 
Tôi trả lời một cách chắc chắn:
- "Cứ nổ súng. Tôi chết thì sao? Cứ nổ." 
Tôi nói với 2 người khinh binh:
- "Hai anh về vị trí phòng thủ của mình." Tội nghiệp cho 2 người lính thân cận của tôi. Họ ấm a ấm ớ:
- "Tụi em phải bảo vệ ông thầy." 
Tôi quát lớn:
- "Đi ngay."
- "Dạ." 
Thế là họ rời khỏi tôi mà lòng không nỡ. Tôi quay ra sau. Nhìn người mang máy, tôi nói:
- "Anh cũng đi."
- "Dạ"
Mọi người từ quan đến lính; đứng cách tôi khoảng 20 thước; đều nghe rõ ràng, từng lời đối thoại của tôi và lính Nhảy Dù trong đơn vị.
 
Nhìn qua đoàn người, tôi nhẹ giọng, nhưng nói thật lớn để phía sau nghe rõ:
- "Mong các vị sĩ quan và anh em binh sĩ yên lòng. Đơn vị trưởng của chúng tôi sẽ giải quyết cho qúy vị vào trung tâm Sài Gòn một cách tốt đẹp, bỡi vì trong đoàn quân của chúng ta đây; đã có một số Du Kích, và Cộng Quân trà trộn. Xin qúy vị cảnh giác." 
 
Đoàn người tỏ ra nhẹ nhỏm, và hiểu sự quan trọng mà họ cần phải dừng lại.

Tôi nhìn ông Trung Úy, trưởng xa của chiếc GMC ở phía bên phải, cách tôi 20 thước, nhã nhặn xin phép:
- "Xin Trung Úy cho mũi súng đại liên hướng về phía sau. Nếu cần, chúng ta có thể trở tay kịp thời." 
Ông Trung Úy lệnh cho người xạ thủ làm theo yêu cầu của tôi. 
 
Mọi việc tiến hành thật thuận lợi. Tôi thở phào nhè nhẹ. Hơi thở của tôi chưa xong, từ phía bên trái, một giọng nói hấp tấp, mệt mỏi:
- "Anh Thành. Tôi là ... khóa 26." 
 
Một cái đầu chòm tới từ phía trái, bên kia hàng rào kẽm gai. 
Tôi ngạt nhiên:
- "Ủa. Chào niên trưởng." Tôi đưa tay phải lên; chào ông Trung Úy Biệt Động Quân. Ông là một niên trưởng khóa 26, mà tôi từng gặp trên sân cỏ trung đoàn sinh viên sĩ quan năm nào. 
 
Chào ông mà lòng tôi không biết làm sao, vì khi ông gọi tên tôi; có nghĩa là ông muốn được phép đi qua rào cấm của tôi. Không hiểu tại sao tôi buột miệng hỏi ông ta:
- "Niên Trưởng có muốn gia nhập đơn vị Nhảy Dù của chúng tôi, và giữ an ninh tại vị trí này không?" 
Tôi nhận một câu trả lời đanh thép:
- "Muốn. Sao không muốn." 
Tôi tiến về phía ông, hỏi:
- "Sao niên trưởng ra nông nỗi này?" 
Ông lắc đầu, nói:
- "Đơn vị của tôi chiến đấu cho đến hết đạn, cũng không có tiếp tế. Cho nên, phải tự thoát thân." 
 
Chúng tôi chưa xong việc chào hỏi, liên tiếp, một vài âm thanh có vẻ quen quen:
- "Anh Thành. Anh khóa 24."
- "Anh Thành. Anh khóa 23."
- "Anh Thành. Tôi khóa 27..."
Cả thảy trên dưới 10 người Võ Bị. Tôi lập lại câu hỏi mà tôi đã hỏi niên trưởng khóa 26, với giọng nói lớn; hầu cho tất cả mọi người đứng trước mặt tôi nghe rõ:
- "Tôi hỏi các niên trưởng, tất cả mọi người có muốn gia nhập vào đơn vị Nhảy Dù của tôi tại đây không ???" Họ đồng loạt trả lời:
- "Muốn" 
- "Muốn"
- "Muốn"... 
 
Tôi nói lớn:
- "Các niên trưởng đứng riêng phía bên này, Tôi chỉ tay phía bên trái cùng; bên kia hàng rào." 
Thế là anh em Võ Bị, từ lớn đến bé dồn về một bên.

Tôi quay ra sau; tìm người lính truyền tin. Thật bất ngờ. Anh lính truyền tin của tôi không rời khỏi tôi nửa bước; từ khi tôi lệnh cho anh về vị trí phòng thủ. 
- "Anh hỏi 15. Nơi đây có hơn 10 người Sĩ Quan Đà Lạt, muốn gia nhập đơn vị Nhảy Dù của chúng ta. 15 có muốn nhận họ không?" 
 
Một âm thanh từ trong ống nói, phát ra một cách rõ ràng, mà ai ai cũng nghe được:
- "Muốn. Đưa họ vào đây." 
 
Đây là lúc tôi thở ra nhẹ nhàng, tôi nói:
- "Thưa các sĩ quan và anh em binh sĩ. Đơn vị trưởng của tôi muốn nhận những người sĩ quan Đà Lạt này, và sát nhập họ vào đơn vị Nhảy Dù của chúng tôi; tại đây. Mong qúy vị yên tâm, đứng yên tại chỗ."

Đến đây, tôi xin cảm tạ sự kiên nhẫn của các sĩ quan và binh sĩ năm xưa. Bỡi sự thông hiểu của qúy vị; mà chúng ta đã tránh được một cuộc đổ máu không cần thiết.
"Quân ta bắn quân mình". 
Tôi vì quân lệnh. Binh sĩ của tôi vì quân lệnh. Và tất cả chúng ta cũng vì quân lệnh mà máu đổ, đầu rơi.
 
 
Vào khoảng 11 giờ 15 phút, anh lính truyền tin, ghé vào tai tôi:
- "Ông thầy. 15 ra lệnh. ĐI." Có nghĩa là lui binh theo hướng cuả đại đội.
 
Tôi lập tức tiến về phía xa, đứng giữa con lộ, hướng mặt về bên trái (theo hướng rút lui của chúng tôi, từ phía Nam cầu Bình Triệu đi về phía nam), ra lệnh:
- "Anh em nghe đây. Tất cả các binh sĩ ở trước mặt tôi. Lập tức qua bên phải." 
 
Thế là tôi đã dồn quân về bên phải, sẵn sàng chuyển quân. Tôi đến bên đầu dây kẽm gai, và kéo về một phía. Lệnh cấm được mở. Và đàn ong bắt đầu vỡ tổ.

Trong khi đó, Lữ Đoàn 5 Nhảy Dù; nơi mà Thiếu Úy Nguyễn Tường Khóa 28, Nguyễn Văn Mẫn Khóa 28, Nguyễn văn Sáng Khóa 28, Trần Văn Lý Khóa 28, vân vân.., thuộc Tiểu Đoàn 16, đang trên đường Trương Minh Giảng đến Đại học Vạn Hạnh. Hãy nhìn sự hiên ngang của họ. 
 
Sáng 30/4/1975, Tiểu Đoàn 16, Sư đoàn Nhảy Dù đang trên đường Trương Minh Giảng đến Đại học Vạn Hạnh, điểm phòng thủ vòng đai trong cùng bảo vệ Thủ đô Saigon.
Hình: Thiếu uý Nguyễn Tường (Tony Nguyễn), người đang đưa tay lên nón vải.
 
Một hàng dọc, bên phải lề đường, chúng tôi tiến theo bước chân của đại đội 151. Leo lên con dốc nhỏ, và đi thẳng. Mồ hôi thấm cả áo lót bên trong, nhưng tôi không thấy mệt. Cái mệt mà tôi cảm giác là tại sao chúng tôi phải lui quân?
 
Tôi quan sát xung quanh cho trường hợp lệnh đóng quân bất thường. Trước mặt tôi, bên phải, là những tòa nhà 4, hay 5, ..., hay 7 tầng, ... 
 
Và;
Trước mặt tôi là một vùng đất trống, lớn hơn nửa sân vận động. Lính Nhảy Dù tụ lại rất đông. Họ tụ lại từng nhóm lớn, từng nhóm nhỏ. Tôi không hiểu họ thuộc đơn vị nào. Bây giờ thì tôi có thể đoán được. Họ có thể là Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù, vì chúng tôi thuộc tiểu đoàn 15 Nhảy Dù. Và đây là vị trí thu quân của chúng tôi.
 
Bỗng chúng tôi nghe ra rã; lập đi lập lại; từ loa phóng thanh; một cách rõ ràng, lời nói Đầu Hàng của Dương Văn Minh:

 
Lúc ấy, mặt trời đã lên cao. Hôm nay nắng đẹp. Khí hậu tốt. Mồ hôi ướt đẫm người tôi. Nhưng sao tôi cảm thấy lạnh toát từ đầu đến chân, từ chân đến tay. Chân tay tôi không còn cử động được, tê cứng. Đây là Quân Lệnh hay sao? Đúng. Đây là Quân Lệnh. Lệnh Đầu Hàng. 
 
Tôi là trai trẻ. Tuổi vừa qua khỏi 20. Làm sao tôi chấp nhận Quân Lệnh này? Những tiếng chửi thề, văng tục, nguyền rủa; tiếp nối, vang vọng một góc trời, như đất lay, biển sụp.
 
"Đại Nghĩa Thắng Hung Tàn" là nghĩa gì?
 
Hai người lính khinh binh nói nhỏ vào tai tôi:
- "Bây giờ mình làm sao ? Ông thầy"
Nhìn 2 người anh em thân cận. Mắt tôi như rướm máu, đỏ hoe và không trả lời. Một vài người lính của tôi la lên; cùng với tiếng súng nổ vang từ phía xa kia; cách chúng tôi 50 hay 70 thước:
- "Hình như tụi nó muốn Tự Tử đó ông thầy." 
 
Tự Tử. Hai từ này vừa thoáng qua trong đầu của tôi. Nhưng tôi chợt tỉnh. Tôi lấy lại bình tĩnh, nghiêm nghị, nói:
- "Các anh em trung đội 1, tập họp lại gần đây."
- "Dạ." Âm thanh vang lên trong chua chát, nghẹn ngào. 
 
Trung đội 1 đến gần tôi trong gang tấc. Tôi thấy một số lính Nhảy Dù khác; sau lưng binh sĩ của tôi, đi tới; đi lui trong giận dữ, ngơ ngác như rắn mất đầu. Có lẽ họ thuộc đại đội 151 Nhảy Dù. Tôi nói lớn, là để cho họ nghe:
- "Các anh em Nhảy Dù phía bên kia. Lại đây." 
- "Các anh em Nhảy Dù phía bên kia. Lại đây." 
 
Tôi chỉ tay về phía họ, như ra lệnh. Lính của tôi tiếp hơi:
- "Lại đây. Tụi bay"
- "Qua đây. Tụi bay"
 
Thế là thêm một số đông lính Dù khác kéo về gần tôi. Đám lính Nhảy Dù, kiêu hùng, trên dưới 100 người, tạo thành 1 vòng cung trước mặt tôi. Tôi nhìn họ. Tôi rảo mắt qua hầu hết từng người. Những cặp mắt kiên cường, bất khuất; bây giờ biết nhỏ lệ.
 
- "Làm sao? Ông thầy..."
- "Làm sao? Thiếu Úy..." 
- "Làm sao? Ông thầy..."
- "Làm sao? Thiếu Úy..." 
 
Những âm thanh cầu cứu; gởi gắm niềm tin, không lớn lắm, nhưng vang xa, vang xa đến tận hôm nay, 30 tháng 4 năm 2022, hay xa hơn nữa...
 
Tôi đưa tay ra dấu cho họ yên lặng. Tôi chậm rãi nói từng tiếng:
 
- "Tôi biết các anh không bằng lòng. Các anh đang uất ức, giận dữ."
 
- "Các anh đang đau khổ, tuyệt vọng."
 
- "Các anh đang hờn trách, không cam."
- "và không chịu thua, bỡi vì các anh là lính Nhảy Dù."
 
- "Tôi cũng như các anh. Tôi là sĩ quan Đà Lạt. Ao ước của tôi là được chết; khi mang bộ đồ Nhảy Dù này." 
 
Tôi đưa ngón tay và chỉ vào bộ quân phục trên mình. Đưa mắt nhìn họ. Tôi thấy ánh lửa điên cuồng có vẻ vơi đi phần nào. Tôi tiếp:
 
- "Trách nhiệm sau cùng của tôi; một cấp chỉ huy nhỏ nhất trong QLVNCH; là yêu cầu các anh..." 
 
Tôi ngưng nói và đưa mắt nhìn họ. Những ánh mắt dễ thương gởi về phía tôi, như ngầm nói:
- "Dạ. Tụi em lắng nghe đây." 
 
Tôi tiếp:
- "Bây giờ... Tôi yêu cầu các anh..." 
 
Họ cố lắng nghe. Tôi tiếp:
- "Bây giờ..." 
 
Tôi chậm từng tiếng:
- "Các anh lấy đạn ra khỏi nòng súng... Cẩn thận để xuống đất, vào một chỗ, sau lưng các anh." 
 
Tôi đưa tay chỉ về hướng sau lưng của họ. 
 
Những âm thanh của đạn; được lấy ra khỏi nòng súng một cách chuyên nghiệp, vang lên với niềm nuối tiếc. Tôi đưa khẩu M16 và đạn dược của tôi cho anh khinh binh. 
 
Sau khi buông bỏ súng đạn; vật bất ly thân của chúng tôi; những người lính Nhảy Dù bất khuất. Họ lại tiến đến bên tôi và chờ... 
 
Tôi nhấn mạnh từng lời:
- "Mỗi một người trong các anh, hãy cố gắng về với gia đình..." 
 
Những khuông mặt sạm nắng của chiến trường, bắt đầu pha lẫn với màu nước mắt. Tôi tiếp:
 
-"Một số ít trong các anh; lớn tuổi hơn tôi chút đỉnh. Phần còn lại; trẻ hơn tôi."
- "Các anh còn trẻ lắm. Hãy về nhà."
- "Về với cha mẹ, anh em."
- "Hãy về với thân nhân của các anh. Họ đang chờ các anh từng ngày, từng giờ..."
- "Lập gia đình, sinh con đẻ cái, tạo dựng thế hệ kế tiếp." 
 
Tôi ngưng nói, nhìn họ.
- "Ông thầy thì sao ?"
- "Thiếu Úy thì sao ?"
- "Ông thầy thì sao ?"
- "Thiếu Úy thì sao ?"...
 
Tôi nhìn họ mà lòng không dấu được nỗi cảm xúc chia ly. Tôi trả lời một cách tuyệt vọng:
 
- "Tôi sẽ tìm tướng Nguyễn Khoa Nam." Lập tức họ lại nhao nhao, ồn ào như chuyện đi chơi; đi xem xi nê:
- "Cho em theo với. Ông thầy..." 
- "Cho em theo với. Thiếu Úy..." 
 
Tôi lắt đầu một cách qủa quyết:
- "Không được. Không thể mang các anh theo được." 
- "Hãy nghe lời tôi. Về nhà đi. Về nhà đi. Về đi..." 
 
Những người lính Dù; anh dũng của tôi; có vẻ hiểu được sự quan trọng của sự sống. Họ bắt đầu bước lui, đầu gục xuống, nước mắt giàn giụa. Họ nhìn tôi lần cuối, và từ từ quay lưng...
 
Tôi đưa tay vẫy vẫy một cách xót xa. Hai người khinh binh và anh truyền tin, đứng lại:
- "Ông thầy. Cho ba đứa em theo ông thầy đi..." 
Tôi dặn dò:
- "Đủ rồi. Nghe lời tôi..."
   
Từng người, từng người lính Nhảy Dù nối đuôi nhau rời khỏi vùng đất oan nghiệt. Họ mất hút trong cay đắng, nghẹn ngào. Nhìn quanh, chỉ mình tôi đứng lại. 
Tôi tự nói với mình, như là lời chia tay. Một cuộc chia ly không ngày hẹn gặp:
"Rất tiếc. Tôi không thể dạy cho các anh những điều mà các anh muốn học. 
Chào... những chiến sĩ Nhảy Dù; anh dũng; vô danh của tôi."
 
 
Tôi là kẻ sau cùng rời khỏi nơi đây. Nơi in dấu sâu đậm cho một cuộc đổi đời. Súng, đạn, nón sắt, đồ trận, máy móc,... nằm la liệt, vung vải khắp nơi, cùng với những vật dụng khác, tạo nên một sự thê lương cho đất nước ngàn đời.

Cơ thể tôi còn cử động, nhưng hồn tôi tê dại. Cứ ngỡ là tôi đang lưu lạc vào một Địa Ngục Trần Gian nào đó; ngay trên chính quê hương của mình. Tim tôi bấn loạn. Lòng tôi lạc lõng. Hồn tôi chết lịm. Tôi như thú hoang bị đạn lạc, tên rơi. Mang vết thương sâu; đẫm máu, lê lết; lê lết đầu đường; xó chợ.
 

Rắn rết cũng bắt đầu uốn mình; vươn tới, và ra khỏi vùng "Thanh Cao" cho đến nơi "U Tối" nhất của miền Nam. Cơ hội đã tới. Chúng tha hồ cấu xé, và nghiền nát trái tim bà mẹ Việt Nam. Tôi mang một "Vết Thương; Không Có Thuốc Chữa" cho đến bây giờ.
 
 
Trời đã về khuya, ánh đèn đường leo lét, nơi mờ, nơi tỏ. Ở một nơi nào đó của thủ đô Sài Gòn điêu tàn; về phía Tây Nam cầu Bình Triệu, người ta chẳng buồn thấy tôi; một chàng trai trẻ; 20 mấy tuổi; rũ rượi, lòng đau như cắt, gục đầu; trong cơn đói; rét và khát, Bi Thương và Uất Ức, nhưng không dấu được nét kiêu dũng của kẻ làm trai, trong thời "Quốc Phá Gia Tan." Thỉnh thoảng, kẻ qua, người lại. Tôi; tôi chỉ còn nhớ; đã một thời, nhịp bước quân hành trên đường vòng Alpha, và lăn lộn dưới giao thông hào của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
 
 
  
 
 
Sau khi buông súng, lìa xa những người lính Nhảy Dù vô danh; anh dũng và trung kiên của tôi; trong thương tiếc và uất nghẹn, thì đời tôi bắt đầu thay đổi. Đời tôi không kết thúc bằng một cái chết oanh liệt như những gì tôi đã từng ao ước khi còn ngồi ở ghế nhà trường, mà kết thúc bằng một chuỗi dài đớn đau vô tận, không biết cho đến bao giờ.    
Bây giờ, tôi là người Không có nhà, Không có gia đình, Không có vợ con, cũng Chẳng có người yêu. Và nhất là Không có đất nước. Tôi là một sĩ quan trẻ, cho đến bây giờ; được 9 ngày và mấy tiếng đồng hồ. Tôi xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, và đang ở vào giờ thứ 25 của một cuộc chiến; vừa mới chấm dứt. Sau cuộc chiến đẫm máu, những gì còn lại trên thân xác; như chết rồi của tôi, chẳng có gì đáng giá. Tất cả là con số Zero to tướng, ngoài chiếc Nhẫn còn giữ lại trên ngón tay.
 
Binh sĩ của tôi không phục, thì làm sao tôi phục. Tôi thà bị đầu rơi, máu đổ. Tôi nhất định không phụ lòng kính yêu của họ. Dù tôi có làm được gì to lớn hay không, tôi phải là một Sĩ Quan Đà Lạt, xứng đáng mà họ đã từng mong ước. Lệnh đầu hàng là trò chơi của kẻ hèn nhát, kẻ ham danh, ham lợi, ham sống, sợ chết. Đó là trò chơi của những tên chính trị gia bất lương.
 
Tôi đi mãi không biết bao lâu. Mệt lã người, và ngồi xuống bên lề đường bên phải của một con đường lớn. Không biết đây là con đường mang tên gì. Người, xe tấp nập như muốn dành phần gì đó sau cơn khủng hoảng của đất trời. 

Hôm nay là ngày 30/4/1975, trời đã về chiều. Người ta như đua nhau. Đua nhau chiếm lấy điều mà họ muốn chiếm, và mang về nhà. Những băng Xanh; băng Đỏ, tràn ngập nơi nơi; ra vẻ hân hoan, như đã làm được một việc gì vĩ đại cho quốc gia dân tộc. Quanh tôi là bãi rác. Một bãi rác khổng lồ. Quần áo thường dân; đủ màu; đủ sắc, đồ trận của binh sĩ VNCH, giấy lộn, lá cây úa màu, sắt vụn, miểng chai vỡ từ những va chạm ngoài ý muốn... Và nhất là Rắn Rít Xanh Đỏ lấp lánh. Xe đạp thồ cồng kềnh của những khuông mặt non choẹt, ngốc ngếch, mang những vật dụng quái gỡ mà tôi không đoán được; tạo cho vùng đất này thành một bãi rác trên thân xác bà mẹ Việt Nam.

 
Nhìn lại mình. Tôi là một cộng rác trên đất nước Việt Nam mới, mà tôi không thuộc về nó. Tôi với chiếc áo sơ mi cũ kỹ, rộng thùng thềnh cùng màu sắc xanh trắng; không làm cho người ta dễ chịu khi nhìn. Chiếc quần tây ngắn ngủn, và chật ních của thằng bé 15, 16 tuổi. Nhìn đôi dép Nhật lẹp xẹp đang mang mà lòng tôi se lại.

Tại một ngã tư, bên phải lề đường, dọc theo một bức tường có nhiều người tụ lại. Có lẽ họ là dân chạy giặc từ khắp miền đất nước; tránh làn sóng Cộng Sản; về đây tạm nương náu sau cơn kinh hoàng. Tôi đến với làn sóng người này, và dựa lưng vào tường. Hai tay tôi ôm đầu, và gục xuống đầu gối dơ bẩn của mình.

Một ông lão trạc tuổi 70 mấy đến cạnh tôi, đưa tôi về thực tế, ông nhã nhặn hỏi:
- Cậu là người ở miền nào? Sao ngồi ở đây?

Tôi ngước mặt nhìn ông, và trả lời trong chua chát, thất vọng:
- Dạ. Tôi người miền Trung.
- Cậu là lính Cộng Hòa phải không? Tôi nhìn ông và không trả lời. Ông tỏ vẻ cảm thông, nói:
- Tôi có 2 người con trai lớn. Một đứa là Đại Úy Thuỷ Quân Lục Chiến. Còn thằng nhỏ là Trung Úy Biệt Động Quân. Ông ngồi sát gần tôi, và dựa lưng vào bức tường, cạnh tôi. Nói trong đau đớn, nghẹn ngào;
- Không biết bây giờ anh em chúng nó ở đâu?

Tôi đưa mắt nhìn vào cặp mắt đỏ hoe của người cha đáng thương. Ông đã khóc. Ông khóc không ra lời. Những giọt nước mắt của bậc sinh thành thật đáng yêu. Có lẽ má tôi ở ngoài Trung cũng đang nằm trong tình cảnh của ông lão này. Tôi thở dài, nói:
- Xin bác chớ đau lòng. Rồi từ từ 2 anh sẽ tìm về với bác.

Tôi thở dài. Một hơi thở dành cho ông lão, dành cho 2 người sĩ quan anh dũng của tôi, cũng là hơi thở dành cho chính bản thân mình. Tôi ngước nhìn về bên kia đường, và rồi nhìn về phía xa xa. Không biết phía xa kia là nơi nào. Ông đưa tay phải lên, và chùi vội mấy giọt nước mắt; như không muốn cho ai nhìn thấy. Ông hỏi nhỏ bên tai tôi:
- Cậu có phải là sĩ quan Đà Lạt không?

Bỗng tôi giật nẩy mình. Nhìn ông lão mà lòng buồn khó tả. Tôi đưa tay trái lên, và nhìn vào chiếc nhẫn còn sót lại sau cuộc chiến. Tôi nói:
- Sao bác biết được tôi là sĩ quan Đà Lạt? Ông nói trong sự thương cảm:
- Đứa con lớn của tôi đi khóa 23 Đà Lạt.

Trời đất mênh mông, ông lão và tôi trở thành 2 kẻ cùng chung số phận, một số phận đau lòng. Trong khi chúng tôi nhỏ to với nhau, một chiếc xe Hồng Thập Tự chạy chậm chậm và dừng lại bên cạnh lề đường. Nhân viên Hồng Thập Tự kéo ra khỏi xe nhiều thùng đồ. Và sau đó, dân tị nạn kéo đến vây quanh chiếc xe.
Ông lão bỗng đứng dậy, vừa đi về phía xe Hồng Thập Tự, vừa nói với tôi:
- Để tôi xem việc gì xảy ra. Một lúc sau, ông về bên cạnh tôi và nói:
- Nhân viên Hồng Thập Tự phát đồ ăn, đồ uống. Cậu đi với tôi không?

Ông vừa đi về phía chiếc xe vừa quay lại nói:
- Đi. Đi. Cậu đi không?
Tôi lắc đầu, nói nhỏ:
- Dạ. Không.

Mười lăm phút sau, ông trở lại với 3 bịch gạo sấy và một ít nước uống trên tay. Vừa vui mừng vừa nói:
- Cậu hãy lại đó. Người ta sẽ cho gạo sấy và nước uống. Đi. Đi.
Tôi nhìn ông lão, lắc đầu:
- Cảm ơn bác.

Ông lão tỏ vẻ thất vọng trước một cậu trẻ cứng đầu, cứng cổ. Ông nói:
- Sao thế.
Thế là ông chạy nhanh về phía xe Hồng Thập Tự một lần nữa. 
 
Khi ông lão chạy về phía xe Hồng Thập Tự, thì một cô bé đứng dựa vào bức tường; gần tôi khoảng 4 hay 5 thước, từ từ bước về bên tôi và ngồi xuống cạnh tôi. Tôi không buồn để ý. Cô ta trạc tuổi 18 hay 19, nước da trắng trẻo hồng hào và ánh mắt
sáng sủa, đượm nét lo âu; buồn thảm và hoảng sợ. Bổng cô nhích gần sát hơn cho đến khi chạm vào người tôi. Tôi cũng chẳng buồn lưu tâm.

Hai phút sau, một cô bé khác; đứng phía trái cách tôi 3 hay 4 thước, có lẽ nghe câu chuyện của tôi và ông lão; cũng từ từ bước tới. Và, một lần nữa, cô ngồi xuống cạnh tôi. Thế là giữa trời chiều ảm đạm của một thủ đô Sài Gòn; tan tác; có một hình ảnh tuyệt đẹp. Một người lính trẻ; thất trận; ngồi ở giữa tựa lưng vào tường, và sát bên cạnh là 2 cô bé trạc tuổi đôi mươi. Tôi đưa mắt nhìn 2 cô. Họ đưa mắt nhìn tôi. Chúng tôi không nói với nhau 1 lời nào. Và cứ như thế chúng tôi ngồi tựa vai nhau một cách tự nhiên; cho dù thiên hạ đảo điên; người người cấu xé. 
 
Ông lão quay trở lại, miệng cười tươi hớn hở, cùng với bịch gạo sấy trên tay. Ông tiến bước đến bên tôi và nói:
- Đây này. Phần của cậu.
Tôi nhìn ông, và nhẹ nhàng lắc đầu. Ông nói với sự ngạc nhiên đầy tình thương; một tình thương dành cho một người trai trẻ; nằm trong hoàn cảnh của con ông:
- Cậu lấy đi. Ăn để có sức khỏe về với gia đình. 
Tôi nhìn ông ngầm cảm ơn, và im lặng, mắt nhìn về phía xa xa. 
 
Bây giờ là lúc ông lão nhìn 2 cô bé bên cạnh tôi một cách ngạc nhiên. Ông dúi bịch gạo sấy vào tay một cô bé, không nói, nhưng tỏ vẻ như:
- "Lấy đi. Cả 3 người cùng ăn."
Cô bé tiếp bịch gạo sấy từ tay ông lão, kèm theo ánh mắt cảm ơn. 
 
Hai cô bé đi xin nước và đổ vào bịch gạo sấy. Thế là 3 chúng tôi có 1 bữa ăn thần tiên. Chúng tôi chỉ có 1 cái muổng nhựa nhỏ. Tôi đưa muổng cơm sấy vào mồm mà lòng như muốn khóc. Nhưng làm sao tôi khóc được. Tôi chẳng còn nước mắt để khóc. Tôi đưa cái muổng ấy cho 1 cô bé, và rồi cái muổng đến phiên cô bé kế tiếp. 
 
Chiếc muổng nhỏ thó đến tay tôi. Tôi cầm chiếc muổng, và có cảm giác như chiếc muổng nặng ngàn cân. Tôi đưa chiếc muổng vào bịch cơm sấy. Tôi ngần ngà, ngần ngừ, rồi đưa qua cho cô bé bên kia mà lòng trĩu nặng ưu tư. Cả 2 cô ngạc nhiên, nhưng chẳng mở lời. Họ đưa mắt nhìn nhau rồi nhìn tôi như van lơn, khuyến khích. Tôi dúi chiếc muổng vào tay họ. 
 
Bữa cơm thần tiên và đạm bạc cũng xong. Tôi tiến về phía bên kia con đường. Tôi lục lội trong đống rác tại 1 gốc cây cổ thụ và tìm được 1 tấm chăn rách nát. Tấm chăn nhỏ thó, cỡ khổ 1 thước và 1 thước rưỡi.
 
Ba chúng tôi đến với nhau trong vô tình vì chinh chiến. Chúng tôi không hề nói với nhau lời chào hỏi nào khi gặp mặt. Chúng tôi cùng nhau ăn chung 1 bịch cơm sấy.  
 
Đêm hôm ấy, 30 tháng 4 năm 1975, ba chúng tôi cùng ngủ chung trên tấm chăn nhỏ bé, trên sàn đất, cạnh bờ tường của một nhà thương nào đó mà tôi không biết tên. Tôi nằm giữa, 2 cô nằm 2 bên. Chúng tôi cảm ơn Trời Đất vì giữa 3 chúng tôi có 1 thứ tình cảm trong sạch và tinh khiết mà Trời Đất đã ban cho loài người. Ấy là tình người. Tình giữa người và người trong cơn loạn lạc. Và đây cũng là một kỷ niệm đẹp; khó quên của đời người.
 
Sáng hôm sau, ngày 1/5/1975, tôi nhìn 2 cô cùng nhau xếp tấm chăn, và gật đầu. Tôi bước đến chào tạm biệt ông lão, và cất bước.
Và rồi chúng tôi chia tay nhau cũng trong vô tình, không một lời từ biệt. Cho đến bây giờ, tôi không có cơ hội gặp lại 2 cô bé dễ thương ấy nữa.
 
Không biết giờ này, năm 2022, hai cô khỏe mạnh hay không? Chồng con thế nào? Còn ở quê nhà hay lưu lạc chân trời góc biển nơi nao? Tôi chỉ mong 2 cô sống trong hạnh phúc gia đình.  
 
Tôi bước về phía trước, nhưng chẳng biết mình đi đâu. Làm sao để xuôi Nam tìm gặp tướng Nguyễn Khoa Nam, trong khi không còn một xu dính túi. 
 
Nhớ lại thời kỳ huấn luyện 8 tuần huấn nhục cho khóa 31. Thật là khó khổ. Có bỏ công sức huấn luyện đàn em, tôi mới hiểu được công lao của khóa 25 đã bỏ ra cho chúng tôi; khóa 28.
 
Hành xác khóa 31 là để giúp họ có cơ hội trở thành 1 sĩ quan xứng đáng, và hữu dụng cho dân tộc sau này. Muốn như thế, không phải là điều dễ dàng. Khóa 31 chạy bao nhiêu, thì tôi chạy bấy nhiêu. Họ lắc la lắc lư, thì tôi có kém gì. Họ chạy nhừ tử, thì tôi cũng nhừ tử như họ. Không biết họ có hiểu cho không? 
 
Họ hiểu, hay không hiểu không quan trọng lắm. Điều quan trọng là; tôi phải hoàn thành bổn phận của một Sinh Viên Sĩ Quan Cán Bộ Tân Khóa Sinh; một cách xuất sắc mà tôi có thể. Tâm hồn và thể xác của tân khóa sinh khóa 31 nát như tương. Nhưng được bồi thường bằng cơm Phạn Xá, và tình yêu thương và trách nhiệm mà chúng tôi, khóa 28, 29 và 30 dành cho họ. Còn tôi, chỉ có mỗi ông ba râu tiếp sức. Cứ mỗi lần thăm ông, là bị ông móc túi. Thế là bao nhiêu tiền dành dụm cả nửa năm, để về phép, không cánh mà bay.
 
Bây giờ làm sao đây? Làm sao đi tìm tướng Nguyễn Khoa Nam. Thật là thiên nang vạn nang.
 
Tôi đang mơ màng về quá khứ và tương lai, chưa tìm được giải đáp, thì trước mắt tôi một ông niên trưởng xuất hiện; với một hình hài của một người lính thất trận. Đó là niên trưởng Thủy, khóa 27. Tôi không nhớ được họ của niên trưởng Thủy. 
 
Hồi ấy, năm 1974, tôi và niên trưởng Thuỷ cùng ở đại đội C. Một hôm; tôi bước đi trên hành lang lầu một trên đường trở về doanh trại từ lớp học, hai cái đầu chòm ra, nhìn tôi và ân cần nói:
- Anh Thành. Vào đây.
Tôi ngạc nhiên, và chẳng biết làm sao. Tôi có lỗi gì đây? Hai ông niên trưởng khóa 27 này muốn phạt tôi về điều gì? Tôi chậm rãi tiến đến cửa phòng của họ, và đứng nghiêm chào. Tôi nói:
- Chào hai niên trưởng. Tôi đưa tay phải lên chào theo đúng lễ nghi quân cách.
Niên trưởng Thủy, vui cười, đưa tay kéo tôi vào trong khi tôi chẳng biết trời trăng mây nước gì cả:
- Được rồi. Không cần.
Nhìn hai ông niên trưởng mà lòng không yên, tôi nói:
- Thưa hai niên trưởng, tôi có lỗi gì sao?
- Anh mà có lỗi gì. Niên trưởng Thủy nói thế, và tiếp:
- Chúng tôi sắp ra trường. Chúng tôi học Nhu Đạo. Có thể nào anh làm ơn dạy cho chúng tôi một ít võ Bình Định để lận lưng được không?
Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Thì ra là như thế. Tôi nhìn hai ông niên trưởng đầy lòng thành khẩn. Tôi hỏi:
- Sao hai niên trưởng biết tôi biết võ Bình Định?
- Ông niên trưởng cạnh niên trưởng Thủy nói:
- Chúng tôi nghe các khóa đồn nhỏ to như thế. Anh giúp chúng tôi đi.
Tôi trả lời không suy nghĩ:
- Được. Tôi sẵn lòng. Không có gì quan trọng.
Thế là tôi và họ có được một cái duyên tao ngộ trời cho.
 
Và giờ đây, trên đường phố Sài Gòn loạn lạc, tôi gặp lại người mà tôi yêu qúy và kính mến; tại giờ thứ 25 của cuộc chiến. Niên trưởng Thủy tiến thật nhanh về phía tôi, và tôi dường như cũng đi nhanh về phía niên trưởng.

Chúng tôi mặt đối mặt, không như tại trường Võ Bị, hay tại một chiến trường đẫm máu nào đó mà chúng tôi từng ao ước. Chúng tôi lại gặp nhau tại Địa Ngục Trần Gian này. Mắt niên trưởng Thủy đỏ hoe, như muốn khóc. Tôi có khác gì. Không ngờ chúng tôi phải trải qua một hoàn cảnh quái ác như thế này. Chúng tôi chỉ nói với nhau bằng ánh mắt, chứ không phải bằng lời. Ánh mắt chúng tôi chất chứa bằng hàng ngàn lời nói.
 
Một lúc sau, niên trưởng Thủy, hỏi:
- Bây giờ anh muốn làm sao?
Tôi lắc đầu nhè nhẹ, tỏ ý không biết làm sao. Niên trưởng Thủy tỏ vẻ thân mật:
- Hay là anh cùng tôi về quê tôi?
Tôi hỏi trong ngạc nhiên:
- Quê niên trưởng ở đâu:
- Hà Tiên.
 
Một phút ngần ngừ suy nghĩ, tôi nói:
- Chắc không được đâu, niên trưởng.
Ông kiên nhẫn, khuyến khích:
- Về quê tôi đi. Việc gì tính sau.
- Dạ. Cảm ơn niên trưởng. Tôi không có quyết định gì trong lúc này. Cảm ơn niên trưởng.
Có lẽ niên trưởng Thủy biết không khuyên được tôi, ông tỏ vẻ ân cần:
- Anh có còn tiền trong túi không?
 
Câu hỏi này làm tôi biết rõ mình trong thực tế hiện tại, tôi ấm a ấm ớ:
- Uh. Uh...  
Ông rút ra một xấp tiền khá lớn từ trong túi, và đưa về phía tôi:
- Nè. Lấy đi.
Tôi giật mình, lùi ra sau nửa bước. Ông tiếp:
- Lấy đi.
Tôi không có một xu dính túi, nhưng vì tự ái, tôi từ chối:
- Niên trưởng giữ số tiền này để về quê.
 
Ông ra vẻ không hài lòng, nói như ra lệnh của một đàn anh Võ Bị còn tại trường:
- Lấy đi. Lấy đi. 
Tôi nhìn ông với lòng biết ơn. Tôi đưa tay tới xấp tiền, và dùng mấy ngón tay ngắt 1 phần nhỏ. Ông đẩy xấp tiền về phía tôi. Thế là chúng tôi giằng co với nhau về cái xấp tiền. Ông muốn tôi nhận cả số tiền. Tôi thì không nỡ nhận hết. Cuối cùng ông đành nhường tôi, và tôi nhận một phần của số tiền ân tình ấy. Sau đó, tình cảm và duyên phận của chúng tôi trôi nổi theo dòng đời bạc phước; của một xứ sở điêu linh. 

Số tiền nhận được từ niên trưởng Thủy là một kỳ diệu cho tôi, vì đó là phương tiện cần thiết mà tôi cần dùng để đi Cần Thơ. 
Lúc ấy, trên đường tấp nập ngược xuôi, kẻ qua, người lại. Đủ mọi loại xe cũng đua nhau lăn bánh. Họ không kể luật lệ giao thông. Kẻ nào lấn trước được, là phóng trước. Họ băng qua băng lại; không kể đến sự sống chết cho chính họ, cũng như cho người khác. Thật là 1 xã hội vô pháp, vô thiên. Tôi không biết tìm ai trên đường để hỏi thăm đi Cần Thơ bỡi vì mọi người đều vội vã. Tôi đành bạo gan chận đứng một người đàn bà, hỏi, trong khi bà ta đang tiến bước:
- Thưa bà. Làm cách nào đi Cần Thơ? 
Bà vừa đi vừa trả lời:
- Anh đến xa cảng miền Tây.
Bà tiếp tục bước tới, không cần biết tôi hỏi với mục đích gì. Và bà cũng không cần biết tôi là ai mà khờ khạo đến thế.
Tôi thầm nói:"xa cảng miền Tây ở đâu? Làm cách nào đến đó?"
Tôi tiếp tục rảo bước theo đoàn người, nhưng tôi không biết là họ đi về đâu. Tôi cứ lần mò theo họ, và rề rà bên cạnh một cô bé 14 hay 15 tuổi, bắt chuyện:
- Anh muốn đến xa cảng miền Tây, nhưng anh không biết đường. Em có thể chỉ giúp cho anh được không?
Vừa đi cô bé vừa trả lời:
- Anh đi lộn đường rồi. Anh quày lại, và quẹo trái.
Tôi đi ngược lại con đường tôi đang đi, và quẹo trái. Tôi đúng là một tên ngáo, vừa ngáo, vừa mù. Theo sự chỉ dẫn của một vài người, tôi đã lò mò đến chợ An Đông. Trước mặt tôi là chợ An Đông. Qua khỏi chợ An Đông, tôi tiếp tục rảo bước, nhưng lòng không chắc chắn là đúng đường. 
 
Tôi không còn nhớ tôi đã dùng bao nhiêu thời gian để lội bộ và tìm đường đi đến bến xe miền Tây. Khi tôi đến đó, mặt trời đã xuống thấp.  
 
Chiếc xe lăn bánh rời khỏi bến xe miền Tây với một cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Tôi gục đầu ngồi phía sau cùng; như kẻ chết rồi; chết nhưng chưa được chôn. Trong xe có trên dưới 10 người. Mặt mày họ hốt hoảng, lo âu, trao đổi nhau những tin tức chiến sự. Một bà tuổi vào khoảng 50; phía trước mặt tôi, ra vẻ giận dữ, quát tháo:
- Bà mẹ nó. Chúng nó zô rồi. Chỉ có chết thôi bà con ơi!
- Các nhà giàu, các tiệm vàng, ..... khổ tới nơi rồi.
- Cần chi nhà giàu, chúng ta đây sẽ mệt với đám Việt Cộng này.
- Chuẩn bị đi. Chuẩn bị sức khỏe để đi làm lao công không lương đi....
 
Họ cùng nhau, kẻ nói người tiếp. Một hoạt náo trên xe như thiên hạ này sắp chìm vào một địa ngục trần gian. Tôi thỉnh thoảng đưa mắt nhìn họ mà lòng đầy u uất, phân vân. Tự hỏi:
- "Cần Thơ hiện giờ ra sao? Có điều xấu nào xảy ra chưa?" Nhưng tôi không dám hỏi một ai.

Người dân hiền hòa, bây giờ đang lo sợ. Họ trao đổi với nhau nhiều lắm. Họ cùng nhau giận dữ, nguyền rủa:
- Mẹ bà nó. Thằng Dương Văn Minh ăn hại.
- Thằng chó chết này chạy trốn qua Pháp ăn nhờ, ở đậu, sao bỗng dưng trở thành Tổng Thống? Sao mày không chết mẹ mày đi.

Những âm thanh than vãn, lo âu, nguyền rủa, lo sợ như rên siết, ... bỗng im bặt khi chiếc xe vừa qua khỏi một chiếc cầu nhỏ, và dừng lại. Ông tài xế xuống xe, và nói lớn:
- Xuống xe đi bà con ơi. Không đi tiếp được. Phía trước người ta chận lại rồi.

Tôi là người rời khỏi xe trước nhất. Tôi đưa mắt nhìn quanh. Và trước mặt tôi, hiện rõ:
- "Bến xe Mỹ Tho."
Thế là tôi đang đứng tại bến xe Mỹ Tho. Tôi lo lắng:
- "Làm sao bây giờ?"
 
Mặt trời đang lặn mất nơi đây, dù rằng ánh sáng vẫn còn vương vấn chưa đi. Một vài căn quán bắt đầu lên đèn. Tôi tiến đến một mô đất lô nhô, và ngồi xuống. Bụng tôi đói như cào, miệng tôi khô như cánh đồng ruộng khô mà trung đội 1 của đại đội 151 Nhảy Dù đã đóng quân cách đây vài ngày.
 
Tiếng người đến bên tôi. Tôi ngước mặt lên và ánh mắt tôi bắt gặp ánh mắt của người đàn bà, ngồi đối diện tôi trên xe và một cô gái vào tuổi đôi mươi bên cạnh. 

Người đàn bà vừa ngồi xuống cạnh tôi, vừa hỏi:
- Cậu là người vùng nào, và muốn đi về đâu?
Tôi nhã nhặn trả lời:
- Dạ. Tôi người miền Trung, Bình Định.
 
Tôi đưa mắt nhìn quanh bến xe Mỹ Tho. Đây là một bến xe nhỏ; nằm bên trái cạnh con đường lộ xuôi Nam. Tôi nhìn bà và cười mỉm cho qua chuyện.
 
Bà bảo cô cháu nhỏ đi mua một ít thức ăn, nước uống, và hướng về tôi hỏi:
- Cậu ăn uống gì chưa?
Tôi không trả lời và chỉ lắc đầu nhè nhẹ. Bà nhìn tôi như cảm thông cho một kiếp người. Không hiểu sao bà lại muốn làm thân với tôi, ngay giữa cơn đại hồng thủy đang trút xuống đầu bà.
 
Cô cháu bé mang 3 ổ bánh mì thịt và nước trà đá về đến. Bà chia cho mỗi người một ổ. Tôi không nhận ổ bánh mì; đầy tình thương mà bà dành cho tôi; như dành cho đứa con lưu lạc của bà. Tôi chỉ lắc đầu khi tay bà vẫn còn giữ ổ bánh mì ở trước mặt tôi. Hai cô cháu ngạc nhiên trước sự từ chối lòng tốt của họ. Bây giờ cô bé mới mở lời từ khi gặp tôi:
- Anh cố gắng ăn chút gì đi. Việc gì còn có đó. Anh đừng lo nhiều quá.

Sau một vài câu thăm hỏi đơn sơ, tôi đứng dậy và đi theo hai cô cháu người miền Tây.

Họ đưa tôi đi về phía bên kia con lộ, và đi dọc theo con sông mà tôi không biết tên. Chừng 70 hay 100 thước, họ rẽ trái và đưa tôi vào một ngôi chùa. Tôi cứ lầm lì theo họ như kẻ mất hồn. Bà thở nhẹ và đặt túi hành lý đơn sơ xuống một khoảnh đất nhỏ; được tráng lớp xi măng, nói:
- Xong. Tối nay chúng ta ngủ nghỉ ở đây.
Bà đưa mắt nhìn tôi; ra vẻ xem phản ứng của tôi. Tôi nhìn bà thầm cảm ơn.

Chiếc đèn cầy leo lét được cô gái thắp lên. Cô nhìn tôi với sự lo lắng cảm mến. Đến cạnh tôi, và chìa ổ bánh mì cho tôi, cô nói:
- Anh cố ăn đi. Ăn càng nhiều càng tốt. Giữ sức khỏe để về với gia đình.

Không hiểu tại sao tôi có cảm giác là cô gái này đã biết it́ nhều về tôi, dù rằng tôi và cô chỉ là bèo mây gặp gỡ. Tôi đưa tay nhận ổ bánh mì mà lòng cảm ơn người dân miền Nam.

Một người đàn bà tuổi trạc trên dưới 30 vừa đến, tay bồng một bé trai 2, 3 tuổi. Vừa ngồi xuống cạnh chúng tôi, vừa nói:
- Cho tôi ở đây với.

Rồi bà đưa gì đó cho đứa bé ăn. Và không buồn nói thêm điều gì nữa. Bụng tôi đói cồn cào, nhưng miệng không muốn ăn. Tôi nhìn người thiếu phụ, nói:
- Ổ bánh mì lớn quá. Tôi ăn không hết. Chị làm ơn giúp tôi ăn một phần được không?

Người thiếu phụ, ngạc nhiên nhìn tôi; một người thanh niên xa lạ, và vui tươi nói:
- Đâu có lớn gì đâu. Ừ. Cũng được.

Thế là tôi cắt ổ bánh mì thành hai phần. Tôi lấy phần nhỏ, và phần còn lại trao cho chị. Cả ba người đàn bà đều kinh ngạc, và đều nói:
- Ủa. Sao như zậy?

Tôi nhìn từng người, và nói:
- Tôi ăn không hết được.

Những tiếng thở dài được tuông ra từ ngững người dân hiền lành, chất phát. Người thiếu phụ tìm cách ru con ngủ, thì bà cô 50 tuổi lân la đến gần tôi, hỏi nhỏ:
- Cậu là lính Cộng Hòa phải không?

Một lần nữa, tôi giật thót mình, và tự hỏi:
- "Sao người đàn bà bình dân này đoán được tôi là lính Cộng Hòa, và hỏi một cách trực tiếp như thế?"
 
Tôi nhã nhặn trả lời cho sự lo lắng của bà:
- "Dạ. Tôi là lính Cộng Hòa." Bà tiếp với niềm kính mến:
- "Cậu là sĩ quan Đà Lạt phải không?" Tôi đi từ sự kinh ngạc này, đến sự kinh ngạc khác. Tôi hỏi:
- "Sao cô biết tôi là sĩ quan Đà Lạt?" Bà đưa mắt nhìn tôi, lòng đầy cảm phục, lo lắng:
- "Tôi không biết." Bà đưa mắt về phía cô cháu, và nói một cách chắc chắn:
- "Nó biết." Cô gái nhìn tôi, rồi đưa tay chỉ vào tay trái của tôi, cô nói vớ sự ngưỡng mộ:
- "Chiếc nhẫn trên tay anh đó." Tôi nhìn bà cô mà lòng đầy ưu tư:
- Dạ. Phải

Bà cô nhìn tôi tỏ vẻ lo lắng:
- "Cậu đang muốn đi đâu?" Tôi nhìn bà mà lòng không ổn, trả lời:
- "Tôi muốn đi Cần Thơ." Bà nói tiếp như lo lắng cho đứa con trai lưu lạc của bà:
- "Cậu đi Cần Thơ làm gì? Quê cậu ở ngoài Trung mà. Sao không về tìm gia đình?"

Bà hỏi liên tiếp chẳng cần tôi trả lời. Tôi gục đầu nói nhỏ:
- "Tôi muốn tìm tướng Nguyễn Khoa Nam." Bà giật mình, và nói nhỏ bên tai tôi:
- "Tìm tướng Nguyễn Khoa Nam làm gì?"

Người thiếu phụ ngồi bên cạnh, im lặng một lúc lâu, nhưng chị bỗng lên tiếng khi nghe chúng tôi nói đến tướng Nguyễn Khoa Nam:
-"Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát rồi."

Tôi như từ trên trời rơi xuống. Một nguồn tin làm tim tôi tê lạnh. Thế thì còn gì? Hết rồi. Hết đường cho tôi rồi. Tôi bình tĩnh và nhã nhặn hỏi chị:

- "Chị nghe tin này từ đâu?" Người thiếu phụ nhìn tôi, kính cẩn nói:
- "Dạ em chạy ra từ trại gia binh của quân đoàn bốn ở Cần Thơ." Tôi hỏi:
- "Tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát lúc nào?" Chị trả lời trong đau khổ:
- "Dạ. Sáng nay." Có nghĩa là tướng Nguyễn Khoa Nam ra đi sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Tôi hỏi:
- "Chồng chị đâu? sao chị bồng cháu đi một mình?"
- "Dạ. Chồng em bị thất lạc. Bây giờ em cũng không biết anh ấy ở đâu."Người thiếu phụ quay lại dỗ con ngủ.

Bà cô nói với tôi như khuyên lơn:

- "Cậu có còn tiền trong người không?" Tôi ngạc nhiên với câu hỏi quá riêng tư của bà, nhưng tôi trả lời:

- "Dạ còn." Nhưng tôi không nói tôi còn bao nhiêu. Bà mỉm cười ra vẻ không tin, và lấy ra từ trong túi đưa đến trước mặt tôi một cọc lớn tờ giấy 500 đồng, và nói:

- "Tôi bán hàng ở chợ An Đông. Việt Cộng zô, tôi phải mang tiền và đứa cháu gái tôi về nhà." Bà đưa tay chỉ về phía đứa cháu gái, tiếp:

- "Nó đang học năm thứ 2 Văn Khoa, nhưng tình cảnh này không ổn. Tôi phải đưa nó về nhà. Mọi việc tính sau." Bà đưa cọc tiền ấy vào tay tôi, nói:

- "Tôi cho cậu. Tôi còn nhiều lắm." Bà đưa tay vào mấy cái túi khác, và đập đập vào đó, ra vẻ như là bà còn nhiều tiền hơn nữa so với số tiền bà muốn cho tôi.

Tôi ra vẻ tự ái, và lẩm bẩm không trả lời. Cô cháu tiếp lời bà cô:

- "Anh lấy đi. Anh cần tiền để về quê mà."

Thật là điều oan nghiệt cho tôi. Hôm trước, tôi là người khuyên binh sĩ của tôi, bây giờ tôi lại được hay bị những người dân hiền lành này khuyên tôi. Không muốn phụ lòng tốt của họ, tôi đưa tay chọn một số ít tiền từ tay của bà. Bà cô dúi cả cọc tiền vào tay tôi, nói:

- "Lấy hết đi. Tôi còn nhiều lắm. Đừng lo. Xài không hết, vài hôm nữa số tiền này là đồ bỏ. Nó sẽ trở thành đồ giấy lộn. Lấy hết đi." Tôi nhất định không bằng lòng, và chỉ nhận một số ít từ tay của bà thôi.

Biết không khuyên được thằng trẻ cứng đầu cứng cổ này, bà bỗng đổi giọng:

- "Hay là cậu theo chúng tôi về quê của cháu tôi. Ba nó ở trong ruộng, cách Mỹ Tho khoảng 5 hay 7 cây số. Tôi gả nó cho cậu. Cậu thấy thế nào?"

Đúng là một chuyện lạ đời. Bà đã đưa tôi đi từ sự ngạc nhiên này đến một sự ngỡ ngàn khác. Tôi nhìn cô cháu. Ánh mắt của cô thoáng qua tôi thật nhanh nhưng tôi cảm giác được má cô đang rực đỏ dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn cầy sắp tắt. Tôi chưa trả lời câu hỏi của bà cô, thì cô gái mạnh miệng:

- "Anh đi không? Về với em đi?" Tôi thầm cảm phục lòng yêu thương của họ, nhưng làm sao tôi có thể theo họ được. Tướng Nguyễn Khoa Nam là người tôi cần, và phải gặp cho chuyến đi này. Không thể vì nguồn tin của người thiếu phụ mà tôi bỏ cuộc. Tôi nói nhỏ nhẹ, như muốn không làm buồn lòng cô cháu họ:

- "Dạ. Cảm ơn lòng yêu thương của cô. Tôi không thể theo cô và em được. Tôi chưa quyết định điều gì cả." Tôi nói nhỏ vào tai cô gái:

- "Cảm ơn. Anh không thể đi với em được."

Đêm hôm ấy, đêm ngày 1 tháng 5 năm 1975, cả ba chúng tôi không ngủ. Hai cô cháu khuyên tôi mãi, nhưng không được... Tôi nghĩ nếu giữ chiếc nhẫn trên tay thì khó mà lọt qua những chốt chận của quân du kích trên đường về Cần Thơ. Thế là tôi đứng dậy, và ra phía trước nhà chùa. Nơi đây có một số chậu hoa. Tôi bỗng có ý nghĩ là chôn chiếc nhẫn nơi đây để tránh những điều phiền phức xảy ra không cần thiết. Tôi lập tức moi một lỗ nhỏ kế chân cây hoa, và bỏ chiếc nhẫn mà tôi coi là sự sống vào chậu hoa và lấp đất.

Sáng hôm sau, ngày 2 tháng 5 năm 1975, tin tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát loan truyền khắp bến xe Mỹ Tho. Thế là hết. Thật sự hết. Và đời tôi được bao phủ bỡi một màng đen u tối từ đây. 

Hôm nay là 47 năm sau cái ngày chôn chiếc nhẫn ấy. Không hiểu chậu hoa; mà tôi đã chôn chiếc nhẫn tại chùa có còn nguyên vẹn hay không? Hay đã có một sự đổi thay nào đó? Và ai đã có duyên thấy được vật qúy này. Tôi xin tặng nó cho người có duyên, như là kỷ niệm của một thời chinh chiến. Một chiếc nhẫn có ghi rõ:

"TRƯƠNG VO BI QUOC GIA VIET NAM - Nguyễn Văn Thành - 28 - (71-75)"

Chiếc Nhẫn Ân Tình (Full)

Cảm tạ ngôi chùa; nơi đã một lần cho một sĩ quan trẻ Đà Lạt ngủ nhờ.

Tôi cũng cảm ơn lòng yêu thương của hai cô cháu, mà tôi không còn nhớ tên. Cầu mong hai cô cháu vạn phúc an khang, cho dù còn ở quê nhà, hay trôi dạt nơi đâu.

Các anh em binh sĩ Nhảy Dù thuộc trung đội 1, Đại Đội 151 thân mến;

Tôi đã làm điều mà tôi đã nói với anh em, trong lúc chia tay năm nào, một cách nhiệt thành. Tôi đã làm hết sức. Tôi đã dùng hết khả năng của mình. Tôi đã tận nhân lực. Bây giờ, các anh đã thành ông nội, hay ông ngọai rồi. Tôi chỉ mong ơn trên chăm sóc cho anh em và gia đình. Chúc Vui và hạnh phúc.   

*****

Cứ vào mỗi tháng 3 và tháng 4 mỗi năm là tôi có cảm giác không yên
. Tim tôi đau nhói, dù rằng áp suất huyết của tôi hiện tại đo được 117/79. Đó là áp suất huyết lý tưởng cho một người khỏe mạnh. Bụng tôi cồn cào. Nhất là năm nay, tháng 3, và 4/2022. Sau khi thưởng thức món ăn thức uống mà vợ tôi lo lắng, tôi vào phòng, và đóng cửa lại. Vợ tôi nhìn tôi mà lòng xót xa:"Thôi đi anh. Lâu rồi mà. Mình cũng được. Không cần tự hành hạ mình nữa đâu." Tôi biết chứ. Có ai lại khờ khạo đến mức tự hành hạ mình đâu. Tôi vẫn còn tráng kiện và tỉnh táo mà. Tôi cứ mãi đi ra, đi vào; thẩn thờ như kẻ mất hồn. Tự tìm kiếm và hỏi cao xanh, nhưng tôi vẫn không tìm ra PHƯƠNG THUỐC để chữa VẾT THƯƠNG năm xưa. Vết Thương gì mà không tìm được thuốc chữa, dù rằng cơ thể của tôi vẫn còn nguyên vẹn, và đã qua 47 năm rồi?
************************* 
 ************************** 
 
3. Gỉa Từ Vũ Khí - Mot Thoi de Yeu
 
44 năm mình không quên được vị linh mục trường trung học Nguyễn Bá Tòng SaiGon.
Thưa cha con là người lính nhảy dù cuối cùng được cha cho con môt bộ đồ của cha và một đôi dép, để con ra khỏi cổng trường, sau khi có lịnh buông súng đầu hàng của tt dương văn minh, từ đó đến nay con luôn nhớ trong lòng, và vị masuer của trường.
Những lời cám ơn nầy không biết cha có đọc được không, nhưng trong lòng con trút được nỗi tâm sự mang trong tâm bao nhiêu năm.
 
 4. GIÂY PHÚT CUỐI - Hoàng Nhật Thơ
Anh ngược xuôi nơi phố phường hoảng loạn
Bảo vệ dân...khi đất nước nguy nan
Ngăn giặc thù...chặn bước lũ xâm lăng
Giây phút cuối giữ an toàn đất mẹ
Phút Nguy nan...anh âm thầm lặng lẽ
Cống hiến đời... làm tròn phận chinh nhân
Quyết đập tan cuồng vọng lũ vô thần
Trọn trung nghĩa An Dân và Bảo Quốc
4-6-22
 
5. Cũng ngày này, 47 năm về trước  (21/4/75 - 21/4/22) - Vũ Văn Táp A28
Ta rời Trường , nhập cuộc cạnh đàn anh.
Nhưng than ôi ! Chí cả , mộng không thành.
Vận nước mạt, cũng đành quăng vũ khí.
Tan giấc mộng "Tang bồng, hồ thỷ"
Ta nghẹn lòng,  rơi lệ khóc Giang san.
Làm gì hơn, khi hèn tướng  qui hàng?
Đành nuốt hận, nhìn Giang san thay chủ.
 
 
 ------------------
 
 Tham khảo: 
 
 
10. Tony Nguyễn (Nguyễn Tường) TĐ16/ND
Sáng 30/4/1975, Tiểu đoàn 16, Sư đoàn Nhảy Dù đang trên đường Trương Minh Giảng đến Đại học Vạn Hạnh, điểm phòng thủ vòng đai trong cùng bảo vệ Thủ đô Saigon.
Hình: Thiếu uý Nguyễn Tường (Tony Nguyễn), người đang đưa tay lên nón vải.
Hình nầy của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Đạt đưa lên mạng.
Ngày 30/4/1975, ông Nguyễn Đình Đạt khi ấy mới 19 tuổi. Niềm đam mê nhiếp ảnh đã giúp ông trở thành nhân chứng đặc biệt, khi lưu lại những thời khắc của lịch sử dân tộc trên khắp các nẻo đường Sài Gòn trong ngày lịch sử đó.
11. Anthony Hayward
Khóa 29 ra SĐ Dù tổng cộng 74 Sỹ Quan. H29 ra Nhảy Dù như Điểu, Đức, Chí, Trí, Tánh .... Không nhớ hết nổi. Danh sách Khóa 29 chọn đơn vị ngày 21 tháng 4 năm 1975 261 đứa. Những đứa ham vui đi chơi về trễ đều ra BĐQ. Tổng cộng Khóa 29 là 291 Sỹ Quan.
12. Ly Tran
Tony Nguyễn Bạn tường thân- tôi nhớ rất rỏ là Tiểu đoàn trưởng TĐ16/ND là NT Bằng (th/tá) bị hư một mắt. Trong DHH/ND tai thủ đô HTĐ thì các anh em gọi đùa là Bùi đăng và nói ngược lại. tui cũng tra kỷ trong TVBQGVN-TDLS thì không có tên Phạm kim Bằng mà chỉ có NT Nguyễn hửu Bằng K12, NT Hà thúc Bằng K16 (tử trận) và NT Nguyễn lương Bằng K18 với quân hàm Tá trước 75. Bạn cũng có thể tìm đọc 20 năm chiến sự của binh chủng ND- có thể đây là cuốn Gia phả của SĐ/ND/QLVNCH của Vũ trung Tín và Nguyễn hửu Viên viết năm 2010 tai Litle Saigon và tôi nhận 2012 tại ĐH/ND. Thân chúc an vui.

*** Nguyễn văn Mẫn (Mun) nhớ lắm. Xin trả lời câu hỏi của bạn về: Lữ Đoàn 4/ND thành lập ngày 1/12/1974 , LĐT là Tr/tá Lê minh Ngọc K16 gồm 3 tiểu đoàn Tân lập 12,14, và 15. Chiến điểm cuối cùng của LĐ4 ND được tăng phái cho BTL/QĐ3 để án ngữ trục lộ 14 từ ngã ba Tam hiệp vắt qua sông Đồng nai đến Long thành, trong đó có th/uý 9 ngày Thanh Nguyễn. Sau LĐ4/ND thì có thêm 2 tiểu đoàn tân lập nữa là 16 và 17, nhưng rất tiếc 2 đứa con sinh sau đẻ muộn này lại chưa được ghi vào gia phả của SĐ/ND. Chỉ biết Tiểu đoàn trưởng TĐ16/ND là Th/tá Nguyễn lương Bằng K18 đóng tại phi trường TSN trong đó có 2 cùi 9 ngày Quảng trị là Nguyễn Tường K28/ĐĐ161 và cu lý K28/ĐĐ162...và một số quý Cùi 28 & 29 khác. Chuyện AI là người lên chức quan bất đắc dĩ đầu tiên của K28 ??? dưới làn đạn pháo 130 ly vào phi trường đêm 28/4/75 cho đến sáng 30/4/75 tại VĐH Vạn Hạnh.. ND cố gắng. The END.
 
13. Man Nguyen Van 
Có thể tôi ở TĐ16/ND or TĐ17/ND vì tiểu đoàn tôi tập họp các chiến binh từ những đơn vị khác di tản về SG những ngày trước (tôi cùng tiểu đoàn Tân lập với Nguyễn văn Sáng K28 (cháu Đtá Sử). Giữ cầu SG đến 30/4, tan hàng.
14. Phạm văn Nghĩa D29/TĐ5/ND, TĐT Thiếu Tá Bùi Quyền K16 - Góp phần vào danh sách, Phạm Văn Nghĩa TĐ5/ND, TĐT Thiếu Tá Bùi Quyền K16. Ngày 25/4/1975-29/5/1975, tử thủ cầu sông Đồng Nai SG.1 giờ30' rút về Gia Định và một đi không trở về đơn vị gốc.... 
15. Các Lữ Đoàn Nhảy Dù (4, 5, ...) trong tháng ngày cuối cùng - Trung Tá Lê Minh Ngọc & Thiếu Tá Nguyễn Đức Tâm

--------------------------

 


  
-------
 UPDATE
4. Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù giờ Thứ 25 - Y Sĩ TĐ15/ND Vĩnh Chánh - 4/2013 CA
* Trong đêm 23 tháng 4, TĐ15 ND được điều động đến bố trí ở cầu Bình Triệu, trên trục xa lộ Đại Hàn. Đó cũng là thời gian thị xã Xuân Lộc vừa mất.
Và cứ thế, TĐ15 ND bám chốt với lệnh cố thủ bảo vệ cây cầu cho đến phút cuối, hay người lính cuối cùng.
TĐ15 ND bung quân làm nhiều nút chặn ở cả phía bên này và bên kia cây cầu.
* Đêm 28 tháng 4,
* Sáng ngày 29 
   
--------------------------------------- 


No comments:

Post a Comment